19/01/2025 | 15:26 GMT+7, Hà Nội

Áp trần lãi vay theo Nghị định 20: Đừng để “vàng thau lẫn lộn”

Cập nhật lúc: 13/12/2018, 19:00

Theo giới chuyên gia, để tránh hiện tượng thu thuế theo kiểu “vàng thau lẫn lộn” thì quy định khống chế lãi tiền vay tại Nghị định 20 chỉ nên áp dụng đối với hai nhóm đối tượng doanh nghiệp...

gh

Để tránh hiện tượng thu thuế theo kiểu “vàng thau lẫn lộn” thì quy định khống chế lãi tiền vay tại Nghị định 20 chỉ nên áp dụng đối với hai nhóm đối tượng doanh nghiệp...

Như Giáo sư Nguyễn Mại trước đây đã từng nhận định, chúng ta cần tiếp tục ưu tiên thu hút FDI vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịch vụ hiện đại để tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học…

Vậy có nghĩa là chúng ta có quyền và buộc phải chọn lọc doanh nghiệp FDI nên việc áp trần lãi suất theo Nghị định 20 càng nên hướng tới đối tượng là doanh nghiệp FDI, chứ không phải sợ mất vốn FDI mà công cuộc chống chuyển giá lại quy địnhtheo kiểu“vàng thau lẫn lộn” như vậy. Đặc biệt, quy định tại điều 3 khoản 8 Nghị định 20 liệu có đủ sức mạnh để ngăn chặn làn sóng chuyển giá ở các doanh nghiệp?

Trước hết, đã đến lúc chúng ta phải nhìn vào thực tế những năm qua doanh nghiệp FDI đã làm được những gì cho nền kinh tế nước ta, đóng góp được bao nhiêu cho ngân sách Nhà nước và mang về cho đất nước họ bao nhiêu; doanh nghiệp trong nước mất đi những cơ hội gì? Và nếu doanh nghiệp trong nước có đủ sức đảm nhận những phần việc mà doanh nghiệp FDI đang làm thì phải chăng nên ưu tiên và tạo điều kiện?

Bên cạnh đó, phải khoanh vùng được nhóm doanh nghiệp có nhiều cơ hội chuyển giá là ở khối doanh nghiệp FDI hay là doanh nghiệp trong nước để có một lời giải thỏa mãn nhất cho việc thất thu ngân sách Nhà nước?

Và phải chăng cũng đã đến lúc không cần quá sợ mất đi các doanh nghiệp FDI đến mứckhông dám thiết lập những “vòng kim cô” để tránh thất thoát ngân sách Nhà nước một cách không đáng có?

Theo tìm hiểu của Reatimes, những doanh nghiệp bị tố có nguy cơ chuyển giá và những doanh nghiệp đã từng dính án chuyển giá chủ yếu là khối đầu tư xây dựng như Keang Nam Vina, Lotte… và khối hàng tiêu dùng Cocacola, Pesi… Vậy tại sao không đưa ra những biện pháp kiểm soát, chọn lọc mạnh mẽ vớinhững doanh nghiệp sản xuất dưới dạng này vì những doanh nghiệp này chỉ coi Việt Nam như công xưởng sản xuất và tiêu thụ mà không tạo ra những giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học hay tự động hóa phục vụ cho công cuộc 4.0 của đất nước? Và biện pháp kiểm soát chặt chẽ đó sẽ là gì nếu không phải là các quy định về trần lãi vay như Nghị định 20, để các doanh nghiệp FDI không còn cơ hội chuyển giá, chống tránh thuê do vay lãi từ công ty mẹ, ngân hàng mẹ ở nước ngoài?

Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp trong nước đang phải mất thời gian và chi phí để nắm bắt được cơ hội, đổi mới nhanh công nghệ và mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường… Như vậy, doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn để có những bước nhảy theo kịp xu hướng toàn cầu, trong đó một trong những khó khăn lớn nhất chính là vốn.Nhưng thay vì nhận được sự khuyến khích kịp thời,các doanh nghiệp mẹ - con nội địa đang phải "kêu cứu" vì bị áp một mức trần lãi vay như một“dây thòng lọng” sẵn sàng “siết cổ” doanh nghiệp trong nước muốn vươn lên thành Tập đoàn lớn mạnh.

df

Unilever nợ thuế lên tới 575 tỷ đồng

Vừa mới đây thôi, ngày 15/11, tại phiên tranh luận tại phiên làm việc của Quốc hội về dự luật Quản lý thuế, Unilever đã được nhắc đến như một dẫn chứng cho việc cơ quan thuế để sót, để lọt nguồn thuvới số nợ thuế lên tới 575 tỷ đồng.

Trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ cần chậm nộp thuế mấy triệu đồng thì cứ “luật mà làm”. Nói như vậy để thấy rằng, dường như ngành Thuế đang làm việc theo kiểu “mềm nắn, rắn buông”.

Một phép so sánh đơn giản như vậy cũng đủ để dư luận đặt câu hỏi về quá trình xử lý nợ thuế hiện nay. Phải chăng, với cách triển khai như hiện nay, thìdù có nghị định, quy định nào đi chăng nữa thì việc thất thu thuế vẫn là điều... tất nhiên và việc áp trần lãi suất 20% theo điều 3 khoản 8 Nghị định 20 cũng sẽ chỉkhiến việc chống chuyển giá rơi vào tình trạng “vàng thau lẫn lộn”?

Chưa kể, nội dung điều 3 khoản 8 Nghị định 20 đã được đưa vào Luật Quản lý thuế sửa đổi để trình Quốc hội tại phiên họp thứ 6, Quốc hội khóa 14. Nhưng phải chờ đến kỳ họp thứ 7 dự kiến diễn ra vào tháng 5/2019 và trong trường hợp Quốc hội thông qua thì cuối năm 2019 mới có hiệu lực. Sau đó còn chờ ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn...

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cũng như doanh nghiệp đều chung quan điểm, nếu quy định về khống chế trần lãi vay không sửa đổi cho phù hợp với thực tế mà phải chờ sửa đổi theo Luật Quản lý thuế thì thiệt hại của cộng đồng doanh nghiệp mẹ - con trong nước còn nặng nề gấp ba, bốn lần hiện nay vì phải... “chờ”.

Chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn phân tích: Nghị định 20/2017 có hiệu lực từ tháng 5/2017, nếu phải chờ sửa đổi trong Luật Quản lý thuế dự kiến có hiệu lực cuối năm 2019. Như vậy, doanh nghiệp phải đóng thêm tiền thuế bất hợp lý tới ba năm 2017, 2018 và 2019 trong thời gian chờ dự thảo luật sửa đổi được Quốc hội thông qua.

Ông Sơn kiến nghị: “Bộ Tài chính nên đề xuất Chính phủ sửa Nghị định 20 theo hướng: Quy định khống chế lãi tiền vay tại Nghị định 20 chỉ nên áp dụng đối với hai đối tượng doanh nghiệp:Một là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quan hệ liên kết qua biên giới; Hai là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có giao dịch về vay vốn với các bên có quan hệ liên kết có mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau".

Có lẽ, nếu Bộ Tài chính làm được như vậy thì mới mong chặn được làn “sóng” chuyển giá đang ngày càng đục khoét Ngân sách Nhà nước vàtừđó mới xây dựng được những chính sách thiết thực cho ngành thuế chứ không phải ban hành một quy định “vàng thau lẫn lộn” như tại điều 3 khoản 8 tại Nghị định 20 hiện nay.

Khánh Linh