Ai không nên ăn chay?
Cập nhật lúc: 21/09/2016, 20:04
Cập nhật lúc: 21/09/2016, 20:04
Vậy, những ai không nên ăn chay?
Không phải ai cũng có thể ăn chay và hầu hết các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên rằng chúng ta không nên ăn chay quá thường xuyên, những người muốn ăn chay thường xuyên cần có sự tư vấn của bác sĩ để có một chế độ ăn hợp lý, tránh sự thiếu hụt chất cho cơ thể.
Vì yếu tố liên quan đến gốc tự do và quá trình phân huỷ mô nên những người bị nhiễm khuẩn, sốt cao không nên ăn đồ chay chứa nhiều thành phần béo như dừa, vừng, lạc. Điều này có nguy cơ khiến bệnh tình nặng hơn.
Quá trình mang thai là thời gian quan trọng để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mình và em bé trong bụng. Dinh dưỡng của mẹ khi đó có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định tới sức khỏe của cả mẹ và con. Do đó, những người trong giai đoạn này không nên ăn chay.
Việc ăn chay thường xuyên sẽ không bổ sung đầy đủ vi chất, chưa kể rau còn chứa chất xơ làm giảm hấp thu sắt, dẫn đến việc thiếu chất đạmvà làm bé suy dinh dưỡng từ trong bào thai.
Ăn chay cũng không phù hợp cho những trẻ em gặp vấn đề về cân nặng, suy dinh dưỡng.
Do việc ăn chay chỉ sử dụng các loại rau củ quả và các sản phẩm có nguồn gốc thực vật trong khẩu phần ăn mà không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật nên khả năng bổ sung sắt thì rõ ràng là khả năng cung cấp chất sắt của chế độ chay không thể bằng được chế độ ăn thịt, cá.
Do vậy, những thực phẩm chay không tương thích cho những người ốm nặng, trẻ em, những người vốn được coi là cần nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại không ăn được nhiều.
Ngoài ra, ở trẻ em, nhất là trong giai đoạn ăn dặm, cần nhiều vitamin A, vitamin D. Để tránh những rối loạn thị giác do thiếu vitamin A, tránh bị còi xương do thiếu vitamin D, chúng ta cần cho bú sữa mẹ đầy đủ và sử dụng chế độ ăn dặm nhiều chế phẩm có nguồn gốc động vật để cung cấp đầy đủ hai loại vitamin này.
Chế độ ăn chay thường gây ra nguy cơ thiếu hụt hai vitamin này vốn ít có trong các thực phẩm thực vật. Vì vậy không nên cho trẻ em ăn chay.
Ăn chay không phải là nguyên nhân gây ra việc rối loạn tiêu hóa nhưng đôi khi việc ăn chay lại tạo điều kiện cho rối loạn tiêu hóa bộc phát.
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa ăn chay và ăn uống thiếu cân bằng.
Kết quả cho rằng có khá nhiều người bị biếng ăn và ăn uống không ngon miệng, chán ăn… vì đã tự bỏ đói chính mình hoặc do sử dụng chế độ ăn thuần chay.
Do đó, ăn chay không phải là một lựa chọn khả thi cho những người đã có tiền sử của bệnh rối loạn ăn uống hay rối loạn tiêu hóa.
Đây là nhóm đối tượng đặc biệt không nên ăn chay.
Đối với những người bị dị ứng với thực phẩm, chế độ ăn thuần chay có thể là khó khăn hoặc không thể đạt được hiệu quả. Đặc biệt là những người bị dị ứng nặng với tất cả các loại đậu, bao gồm đậu nành, và với hầu hết các loại hạt.
Những người này nếu ăn chay sẽ bị thiếu chất đạm trầm trọng. Người bị bệnh loét dạ dày có thể không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ từ một bữa ăn chay vì rau củ chứa nhiều gluten.
20:10, 30/04/2017
06:00, 11/04/2017
07:03, 01/12/2016