18/01/2025 | 20:16 GMT+7, Hà Nội

9 sai lầm khi pha sữa bột cho trẻ mẹ nào cũng mắc phải

Cập nhật lúc: 14/07/2016, 11:20

Dinh dưỡng trong sữa sẽ không còn tác dụng cho trẻ nếu như mẹ mắc phải một số sai lầm sau trong khi pha sữa bột cho bé

Dinh dưỡng trong sữa sẽ không còn tác dụng cho trẻ nếu như mẹ mắc phải một số sai lầm sau trong khi pha sữa bột cho bé

1. Không tiệt trùng dụng cụ trước khi pha sữa

Phải rửa sạch các dụng cụ pha sữa bằng nước rửa bình sữa và tiệt trùng

Phải rửa sạch các dụng cụ pha sữa bằng nước rửa bình sữa và tiệt trùng

Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn làm hại sức khỏe bé, cần phải rửa sạch các dụng cụ pha sữa bằng nước rửa bình sữa và tiệt trùng các dụng cụ ấy bé bằng máy tiệt trùng hoặc đun sôi khoảng 3-5 phút.

2. Tay ướt pha sữa bột cho bé

Nếu bạn vừa tráng bình, rót nước, hay vừa rửa tay xong, tay còn bị ướt, bạn cần phải lau khô rồi mới bắt đầu lấy sữa để pha.

Bởi vì tay ướt cầm vào muỗng đong, muỗng sẽ bị ướt và làm ẩm sữa. Sữa này sẽ mau bị vón cục, bị mốc và có hại cho sức khỏe của trẻ

Rửa tay sạch sẽ và lau khô tay trước khi pha sữa cho bé

3. Đong sữa một cách đại khái

Các cha mẹ nên tuân theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất

Các cha mẹ nên tuân theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất

Nhiều bậc cha mẹ khi pha sữa bột cho bé không hề tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể pha loãng hơn hoặc hơn so với quy định.

Các cha mẹ không nên làm như vậy vì nhà sản xuất đã tính toán tỷ lệ tối ưu, nêu pha không đúng tỷ lệ: pha loãng bé sẽ thiếu dinh dưỡng, pha đặc bé sẽ dễ bị táo bón và rối loạn tiêu hóa

4. Dùng nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết để pha sữa bột cho bé

Không dùng nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai để pha sữa cho bé

Không dùng nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai để pha sữa cho bé

Đây là một trong những lỗi nguy hiểm nhất trong chăm sóc con của cha mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước khoáng có chứa nhiều khoáng chất dẫn tới dự thừa khi pha cùng sữa.

Vì vậy các mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội tới một độ thích hợp và pha ữa bột cho bé là lí tưởng nhất.

5. Pha sữa bột cho bé với nước cháo loãng

Trong sữa bò có chứa nhiều vitamin A còn trong nước cơm và cháo chủ yếu lại là chất bột với chất lipoxidase mà lipoxidase lại là chất phá hủy vitamin A.

Vì vậy mẹ đã vô tình làm mất đi lượng vitamin A cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ khi pha thêm nước cơm hoặc nước cháo loãng vào sữa. Thêm nữa tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi

6. Pha sữa quá đặc

Pha sữa bột cho bé đúng công thức

Pha sữa bột cho bé đúng công thức

Nhiều mẹ thường hay quan niệm rằng: cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Thực tế thì điều đó không tốt cho bé chút nào.

Bé uống sữa đặc thường xuyên sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon và thậm chí là cự tuyệt thức ăn,… Nguy hiểm hơn là có một số bé còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính

7. Pha sữa bột cho bé với nước quá nguội hoặc quá nóng

Không pha sữa bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Không pha sữa bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiều mẹ có tính cẩn thận, dùng nước thật nóng để pha sữa bột cho bé cho đảm bảo, nhưng như thế lại pha vỡ đi hàm lượng dinh dưỡng trong sữa.

Có những mẹ lại muốn con nhanh có sữa bú lại pha sữa cho con với nước quá nguội, như thế cũng không đảm bảo vì rất dễ làm trẻ bị tiêu chảy.

Mẹ cha cứ theo nhiệt độ chuẩn mà pha sữa cho bé. Nếu khi pha xong sữa còn nóng, thì bạn có thể làm nguội bình sữa nhanh bằng cách xả bình sữa dưới vòi nước lạnh.

8. Thử nhiệt độ của sữa đã pha bằng miệng

Nhỏ một vào giọt sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé dùng hay chưa?

Nhỏ một vào giọt sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé dùng hay chưa?

Không nên dùng miệng mút thử bình sữa để xem sữa còn nóng không? Cách thử sữa này không an toàn cho bé sơ sinh và rất dễ lây bệnh cho bé.

Vậy nên thử sữa sao cho an toàn và hiệu quả? Hãy cầm chai sữa lên và nhỏ ra cố tay một vài giọt, nếu cảm nhận thấy sữa âm ấm là có thể cho bé dùng được

9. Giữ lại phần sữa thừa cho bé bú lần sau

Nhiều bà mẹ vì tiếc nên khi bé uống thừa sữa vẫn cố tình để lại phần sữa thừa ấy cho trẻ uống tiếp lần sau mà không biết khi trẻ đã ngậm miệng vào bình sữa.

Vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó vá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Thông thường 1 bình sữa khi bé đã ngậm miệng chỉ có thể dử dụng trong vòng 1 tiếng.