9 nguyên tắc giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ tiêu chảy trong mùa hè
Cập nhật lúc: 27/05/2016, 17:15
Cập nhật lúc: 27/05/2016, 17:15
Vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy đáng chú là vi khuẩn tả (V.cholerae). Đây là một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, diễn biến phức tạp, người bệnh bị mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn.
Vì vậy, bệnh nhân rất có khả năng bị truỵ tim mạch và có nguy cơ tử vong, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời
Vi khuẩn thương hàn (Salmonella) cũng là một loại kẻ thù đáng sợ trong bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng. Chúng thuộc họ vi khuẩn đường ruột, chúng có khả năng gây bệnh cho nhiều người. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn cũng chủ yếu lây theo đường ăn uống.
Ngoài triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy) thì chúng còn gây nhiễm khuẩn huyết – một thể bệnh hết sức trầm trọng.
Một số trường hợp bị bệnh thương hàn có thể bị thủng ruột, nếu không phát hiện sớm và cấp cứu không kịp thời, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Một kẻ đồng phạm gây tiêu chảy mùa nắng nóng là vi khuẩn lỵ (Shigella). Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mạnh, thể hiện là tiêu chảy cấp.
Tiêu chảy do vi khuẩn lỵ cũng thuộc loại tiêu chảy cấp tính, có nhiều trường hợp số lần tiêu chảy trong ngày là rất lớn, có khi không thể đếm được số lần do phân tự chảy ra hậu môn.
Vi khuẩn E.coli là một kẻ thù gây bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng không thể bỏ qua. Chúng có trong phân người và động vật, vì vậy xuất hiện nhiều nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí, bụi, rác thải, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Mùa nắng nóng là mùa có điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn E.coli phát triển, chúng rất dễ gây bệnh vào mùa này, nhất là gây tiêu chảy cho trẻ.
Tiêu chảy xuất hiện khá phổ biến vào mùa hè. Bạn nên chủ động phòng ngừa thay vì đợi ‘Tào Tháo đến’ mới chạy, và thực ra vấn đề khá đơn giản.
Thời tiết chuyển nóng ấm dễ tạo điều kiện bùng phát tiêu chảy nhất là khi điều kiện vệ sinh kém. Tiêu chảy nếu kéo dài có thể khiến cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm sút kéo theo phát sinh bệnh khác, đặc biệt là ở trẻ em.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở nước ta, có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.
Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
9 nguyên tắc sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ này:
Bạn có thể bị tiêu chảy khi tiếp xúc gần với sinh vật gây bệnh, vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng như cryptosporidiosis và giardia. Hơn nữa, mùa hè cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nên vi khuẩn dễ dàng lan truyền qua tay từ người này sang người khác.
Vì vậy, bạn cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi sử dụng phòng tắm công cộng hoặc sau khi đi vệ sinh.
Thuốc kháng sinh có xu hướng phá vỡ sự cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa và có thể gây ra bệnh nhiễm trùng cấp tính dẫn đến tiêu chảy.
Đặc biệt, do tâm lý muốn con mau khỏi bệnh của các ông bố bà mẹ, dẫn đến việc dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng cho trẻ nhỏ, điều này hết sức nguy hiểm. Ngoài ra, lạm dụng kháng sinh còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau, gây khó khăn trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn trong tương lai.
Nếu cần có điều trị kháng sinh, bạn nên được hướng dẫn bởi các cơ sở uy tín và bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh để hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn cho đường tiêu hóa.
Hãy chắc chắn là thức ăn như thịt và trứng đã chín hẳn trước khi sử dụng vì chúng có thể chứa ký sinh trùng sống và vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy mãn tính. Ngoài ra, nên uống nhiều nước để rửa sạch các độc tố và các loại bệnh nhiễm trùng khác trong cơ thể một cách tự nhiên.
Bơi lội là một hoạt động mùa hè yêu thích của mọi lứa tuổi. Đây cũng là con đường lây lan nhiễm trùng phổ biến gây ra bởi nhiều loại virus và vi khuẩn có thể làm ô nhiễm nước ở các hồ bơi. Khi một người vừa mới khỏi bệnh và đến hồ bơi thì người này có thể là nguồn gây truyền nhiễm tiêu chảy trong suốt 2 tuần ngay sau đó. Vì vậy, nếu bị tiêu chảy, bạn nên tránh đi bơi trong ít nhất 2 tuần kể từ khi bạn khỏi bệnh để bảo vệ những người khác không bị lây nhiễm. Hãy đi tắm ngay sau khi bơi và không bao giờ nuốt nước bể bơi. Các bà mẹ nên cẩn thận rửa mông của trẻ nhỏ trước khi cho chúng vào hồ bơi và không bao giờ thay tã gần bể bơi.
Nếu đột ngột thay đổi chế độ ăn. Điều này có thể làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa của bạn và dẫn đến sự phát triển của bệnh tiêu chảy. Hãy dùng các loại trái cây, rau quả, các sản phẩm sữa và ngũ cốc mới cẩn thận và từ từ để tránh ảnh hưởng tới tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể.
Hãy chắc chắn là đã rửa sạch thực phẩm tươi sống như trái cây và rau quả triệt để bằng nước sạch trước khi ăn chúng. Ngoài ra, rau sống và các loại trái cây tươi nên ăn ngay, tránh để lâu.
Để tránh tiêu chảy mùa hè, giảm thiểu khả năng tiếp xúc với phân động vật. Bất kỳ thực phẩm mà rơi xuống đất thì nên loại bỏ bởi vì ký sinh trùng và mầm bệnh có mặt khắp nơi trên mặt đất. Ngoài ra, tránh để mình bị căng thẳng, bởi lo lắng quá mức có thể dẫn đến tiêu chảy.
Hãy lưu giữ các bể nước cách xa nhà vệ sinh, xa nơi chế biến đồ ăn tươi sống… nhằm tránh nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Không dùng chung dụng cụ chế biến đồ sống, chín. Bảo quản đồ ăn, bát đũa, dụng cụ chứa đồ ăn ở nơi cao ráo, sạch sẽ tránh chuột bọ, gián và côn trùng.
05:41, 07/08/2016
07:11, 23/05/2016
10:41, 17/05/2016
06:22, 17/05/2016