6 tháng đầu năm: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tốt
Cập nhật lúc: 14/07/2017, 21:28
Cập nhật lúc: 14/07/2017, 21:28
Với nhóm ngành khai khoáng: Tốc độ tăng chỉ số IIP của ngành này 6/2017 giảm 8,2% so với cùng kỳ 2016. Mức giảm này dần được thu hẹp qua các tháng của 2017.
Về nhóm ngành sản xuất và phân phối điện: tăng trưởng ở mức 8%, thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do điện thương phẩm cho nhóm quản lý và tiêu dùng dân cư tăng rất cao tới 3,73%, trong khi đó điện thương phẩm cho nhóm công nghiệp - xây dựng vẫn tăng cao 11,8%.
Kim ngạch xuất khẩu tăng 18,8%, tăng cao so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ tăng 5,9%) do tăng được cả về giá và về lượng. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản có mức tăng trưởng rất cao.
Xuất khẩu xơ sợi là điểm sáng trong xuất khẩu hàng dệt may với mức tăng trưởng mạnh 26,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng mạnh ở hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Xuất khẩu gỗ đã lấy lại đà tăng trưởng của những năm trước, đạt 3,66 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ 2016. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng 16,7% với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,1 tỷ USD, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng cao của nhóm rau quả và thủy sản.
Tuy nhiên, xuất khẩu giai đoạn 6 tháng đầu năm vẫn còn điểm đáng lưu tâm đó là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu chủ đạo (72,1%) và có mức tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước, tăng 20,4%.
Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu khối doanh nghiệp trong nước đạt 39,8 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 60,66 tỷ USD, tăng 28,4%.
Điểm đáng ghi nhận đó là nhập khẩu tăng cao từ các quốc gia có trình độ công nghệ cao như Hòa Kỳ (24,2%) với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD và tăng thấp ở một số thị trường châu Á như Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng đối với một số mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là sự tăng cao của mặt hàng rau quả, sắt thép phế liệu, xe máy và linh kiện phụ tùng.
Bên cạnh đó, nhập khẩu tiếp tục tăng cao từ khu vực thị trường châu Á (tăng 23,8%), tăng cao kỷ lục từ thị trường Hàn Quốc (51,3%). Nguyên nhân chủ yếu là nhập khẩu phục vụ máy móc thiết bị và nguyên phụ liệ cho nhà máy Samsung.
Về cán cân thương mại, tính chung 6 tháng đầu năm, nhập siêu cả nước ước là 2,78 tỷ USD, chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức nhập siêu theo mục tiêu cả năm là 3,5% so với kim ngạch xuất khẩu.
Trong nước, các mặt hàng thiếu yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày khá bình ổn, nguồn cung dồi dào, đa dạng, giá hàng hóa không có biến động lớn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 1.924.124 tỷ đồng, tăng 10,16% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng tăng khoảng 8,4%. Điều này cho thấy sức mua trên thị trường đang có dấu hiệu phục hồi tốt.
19:50, 20/06/2017
06:30, 22/05/2017
20:40, 15/02/2017
12:36, 05/01/2017