18/01/2025 | 17:18 GMT+7, Hà Nội

5 quốc gia có hệ thống giáo dục tồi nhất châu Âu

Cập nhật lúc: 17/08/2018, 11:01

Hệ thống giáo dục châu Âu vốn được coi là hình mẫu lý tưởng với nhiều hệ thống giáo dục nổi tiếng chất lượng như Na Uy, Đức, Ireland và Pháp… Tuy nhiên, sau hơn 6 năm khủng hoảng kinh tế và tài chính, ngành giáo dục ở một số nước ở châu Âu đã bị “xộc xệch”.

Một báo cáo của Ủy ban Giáo dục  thuộc Liên minh Châu Âu cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến việc nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm chi phí cho lĩnh vực giáo dục, dẫn đến chất lượng giảng dạy bị giảm sút “không phanh”, nhiều học sinh nghèo không được tiếp cận giáo dục cấp ba. Điều này đã dẫn đến sự chênh lệch ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo trong xã hội châu Âu.

Trong giai đoạn 2008 - 2013, hơn một nửa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã đóng cửa nhiều trường học, hàng nghìn giáo viên mất việc làm trong khi hàng ngàn giáo viên có trình độ không tìm được việc làm.

Ngoài ra, điều kiện làm việc tồi tệ hơn đã khiến nhiều giáo viên bỏ nghề, chuyển từ trường công sang tư nhân.

Để nhập học vào các trường đại học ngày càng khó khăn dù thông qua việc đi học mất phí hoặc cắt giảm các khóa học mà chính phủ cảm thấy sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong dài hạn…

Dưới đây là 5 quốc gia có hệ thống giáo dục tồi tệ nhất dựa trên xếp hạng chung về Chỉ số Giáo dục Liên Hợp Quốc.

 5. Slovakia

Cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng ở Slovakia đã gây ra căng thẳng đáng kể đối với ngân sách công. Nước này đã phải cắt giảm liên tục cho hệ thống giáo dục.

Education International nhấn mạnh rằng mức lương trung bình cho một nhân viên trong hệ thống giáo dục chỉ khoảng 400 Euro. Đây là mức trung bình của OECD. Chi tiêu công cho các tổ chức giáo dục theo tỷ lệ GDP tương đối thấp, chiếm khoảng 4%.

Ngoài ra, lượng thời gian dành cho giáo dục giữa các độ tuổi 5 và 39 tại Slovakia thấp nhất trong số các quốc gia OECD và G20. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp từ 25 đến 29 tuổi nghiêm trọng trong cả nước. Với 21% dân số sống dưới mức nghèo khổ, tình trạng thất học và thất nghiệp tăng vọt.

4. Hunggary

Chính phủ Hungary đã khiến sinh viên ngày càng khó khăn trong việc nhận kinh phí hỗ trợ cho các nghiên cứu của họ.

Một quy tắc mới được thực hiện vào tháng 9 năm 2013, những người muốn nhận hỗ trợ bắt buộc phải làm việc tại Hungary trong thời gian gấp đôi quãng thời gian họ đã học ở đó. Đây là cách để giảm chảy máu chất xám của nước này.

Mục tiêu dài hạn của chính phủ Hungary là thiết lập một hệ thống giáo dục tự túc. Nhưng có vô số hậu quả do sự thất bại của chi tiêu công dành cho giáo dục đã xảy ra.

3. Latvia

Nền tảng của bất kỳ hệ thống giáo dục tốt nào đều được tìm thấy trong chất lượng giáo viên. Nhưng một báo cáo được thực hiện bởi Education International cho thấy, lương của giáo viên Latvia thấp nhất so với giáo viên nhiều nước ở châu Âu, chỉ khoảng 6.000 Euro mỗi năm.

Tháng 11 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Vjaceslavs Dombrovskis xác nhận rằng, số lượng sinh viên được ngân sách tài trợ trong năm 2014 sẽ “giảm 20% trong các chương trình đào tạo kinh tế, quản lý và giáo viên”. Một hệ quả khác kéo theo, nó cũng giảm 18% số lượng sinh viên được nhà nước tài trợ.

Các khoản cắt giảm trong giáo dục đã ảnh hưởng lớn đến sinh viên nước này trên quy mô lớn, tác động tiêu cực đến các khoản vay sinh viên và các khoản trợ cấp của chính phủ cũng như tài trợ công cho các khóa học.
Điều này đã dẫn đến hệ quả sinh viên bị hạn chế tiếp cận nền giáo dục đại học, nhất là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

2. Romania

Romania là nước có tỷ lệ cắt giảm ngân sách cao thứ hai trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2008, với mức cắt giảm đáng kinh ngạc 50%.

Lương giáo viên ở Romania đã giảm 25% và giảm đáng kể trong những năm gần đây. Đây là nước đúng thứ hai chỉ sau Hy Lạp, nơi mà lương giáo viên bị cắt giảm tới 30%.

Chất lượng giáo viên giảm đáng kể khi giáo viên nước này phải tìm việc làm ở nơi khác hoặc bỏ nghề do điều kiện làm việc không đáp ứng được nhu cầu sống.

Romania đã sa thải khoảng 120.000 giáo viên, trong đó 200 giáo viên tự nguyện xin thôi việc. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng tư nhân hóa giáo dục đại học.

Ngoài ra, nhiều giáo viên đã bắt đầu bổ sung thu nhập của họ bằng cách “dạy thêm” cho những sinh viên có thể trả tiền. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa những học sinh có và không có tiền.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên Romania năm 2013 là 24,1% (theo báo cáo của Trading Economics).

1. Ukraina

Ukraine đứng ở vị trí hàng đầu trong danh sách các hệ thống giáo dục tồi tệ nhất châu Âu. Mặc dù tỷ lệ biết chữ của người lớn là 99,7%, hệ thống giáo dục của Ukraine bị chỉ trích là lỗi thời và không liên quan đến nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi từng ngày.

Trong một báo cáo được thực hiện bởi Forbes Ukraine, Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Ukraine đứng thứ 116 trong số 142 quốc gia.

Một báo cáo bổ sung do UNICEF thực hiện cho thấy giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, có 296.000 trẻ em vẫn nằm ngoài hệ thống trường học.

Những học sinh lọt vào hệ thống giáo dục cấp ba ở Ukraina dựa trên khả năng tài chính cá nhân  ngày càng ít. Những người không đủ khả năng chi trả cho việc học bị gạt ra khỏi lề giáo dục.