22/11/2024 | 06:50 GMT+7, Hà Nội

5 biểu hiện dưới đây sẽ giúp cha mẹ phát hiện con đang nói dối

Cập nhật lúc: 06/07/2019, 16:00

Con nói dối là điều không cha mẹ nào mong muốn nhưng nếu muốn phát hiện quả thật chẳng có gì khó khăn với các dấu hiệu dưới đây.

1. Không nhìn vào mắt khi nói chuyện

Không nhìn vào mắt khi nói chuyện có thể là dấu hiệu nói dối ở người lớn và trẻ em. Quan sát tình huống khi con không nhìn vào mắt lúc nói chuyện, cha mẹ có thể phát hiện trẻ đang nói dối. Sự thay đổi của đôi mắt cho thấy suy nghĩ bối rối về lỗi lầm và cho thấy con bạn đang nói điều gì đó không đúng sự thật. Khi nghi ngờ con nói dối, cha mẹ nên tập trung vào ánh mắt của con.

2. Nói lắp bắp

5 bieu hien duoi day se giup cha me phat hien con dang noi doi
Ảnh minh họa

Khi trẻ nói dối sẽ cảm thấy có lỗi và căng thẳng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách nói chuyện và trẻ lắp bắp khi nói. Hãy để ý dấu hiệu nói lắp bắp, nấc cụt, dùng từ sai khi nói vì có thể là biểu hiện cho thấy trẻ đang nói dối.

3. Cử chỉ bất thường

Phụ huynh có thể thấy con sử dụng cử chỉ tay khác thường trong khi nói chuyện hoặc con có cách cư xử để cố giảm bới lỗi lầm của mình. Trong cả 2 trường hợp đó, có thể con đang nói dối. Khi nói dối, não phải làm việc nhiều hơn dẫn đến những hành vi khác bình thường.

4. Ăn không ngon miệng

5 bieu hien duoi day se giup cha me phat hien con dang noi doi
Ảnh minh họa

Việc nói dối tạo ra cảm xúc tiêu cực trong tâm trí của con. Các cảm xúc tiêu cực này có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên, việc mất đi cảm giác thèm ăn uống khi có tâm lý bất thường là điều ngoài tầm kiểm soát.

Những căng thẳng từ nói dối tác động lên não sẽ ngăn sự thèm ăn, đứa trẻ tập trung vào những suy nghĩ về lỗi lầm hoặc cố tìm cách để che giấu lời nói dối. Nếu bạn nhận thấy con bạn đột ngột ăn ít mà không có bệnh tật gì thì có thể trẻ đang nói dối. Khi phát hiện con nói dối, bạn nên có hành động nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Cha mẹ giải thích cho con hậu quả lời nói dối và nói với con về việc lời nói dối sớm muộn gì cũng bị phát hiện.

5. Mâu thuẫn trong lời nói

5 bieu hien duoi day se giup cha me phat hien con dang noi doi
Ảnh minh họa

Câu chuyện được kể một cách nhất quán là dấu hiệu con đang nói thật, còn nếu câu chuyện có các chi tiết mâu thuẫn là dấu hiệu có thể trẻ đang nói dối. Khi nghe con kể một câu chuyện mà thành các phiên bản khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn thì có thể trẻ đang bịa chuyện để nói với cha mẹ. Cha mẹ có thể đặt 1-2 câu hỏi để thăm dò và làm sáng tỏ mọi chuyện. Trẻ không phải là người nói dối có kinh nghiệm và khi chúng hiểu lời nói dối bị phát hiện sẽ sớm nói ra sự thật.

Nguồn: https://tbck.vn/5-bieu-hien-duoi-day-se-giup-cha-me-phat-hien-con-dang-noi-doi-41371.html