18/01/2025 | 11:59 GMT+7, Hà Nội

15 loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất

Cập nhật lúc: 17/08/2016, 06:23

Ngộ độc thực phẩm là chuyện thường thấy. Thế nhưng, ít người biết được ngộ độc thực phẩm do rất nhiều các loại vi khuẩn gây nên. Dưới đây là những loại vi khuẩn phổ biến thường gây nên ngộ độc thực phẩm:

1. E.coli

Các chuyên gia khẳng định, loại vi khuẩn này xuất hiện trong ruột con người cũng như các loài động vật khác hoàn toàn tự nhiên với hàng trăm chủng E. coli.

Mặc dù hầu hết các chủng vi khuẩn này ít độc hại nhưng một số chủng rất nguy hiểm, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Ví dụ, vi khuẩn E. coli 0157:H7 có trong ruột và phân của các loài gia súc, gia cầm, đặc biệt trong phân bò…

Thực phẩm có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất là thịt băm, thịt xay, thịt hamburger…Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể bị nhiễm vào nguồn nước nếu nước chưa được khử trùng bằng chlorine. Vi khuẩn sẽ nhiễm vào các loại rau, trái cây, rau mầm, rượu, sữa, các loại nước đóng hộp nếu nhà sản xuất không khử trùng trước khi tung ra thị trường.

Thịt băm là thực phẩm thường có tỷ lệ nhiễm khuẩn E. coli cao nhất.

Thịt băm là thực phẩm thường có tỷ lệ nhiễm khuẩn E. coli cao nhất.

Khi bị nhiễm khuẩn E. coli 0157:H7, người tiêu dùng sẽ bị rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn, thân nhiệt tăng. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân thường khỏi sau 1 tuần cho đến 10 ngày.

Nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu, như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc người đang bị bệnh, chủng vi khuẩn này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Theo thống kê, từ 3% đến 5% người bệnh có thể bị biến chứng sau 3 tuần.

2. Bacillus Cereus

Loại vi khuẩn này khá phổ biến, sống dạng bào tử, gây ra 2 dạng lâm sàng: dạng ói mửa do độc tố trong thực phẩm, không bị hủy bởi nhiệt độ cao hay dịch vị, và dạng tiêu chảy. Cả 2 dạng đều không sốt. Loại này thường nhẹ và tự khỏi.

3. Listeria monocytogenes

Loại vi khuẩn này thường có trong ruột của động vật và trong đất. Vì thế, chúng có thể nhiễm vào các loại rau củ tươi trồng bằng đất. Trong đó, nó có thể tăng trưởng và phát triển khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C.

Các nhà nghiên cứu cho biết, listeria cũng có thể nhiễm vào thịt nguội, thịt hun khói, pho mát, sữa tươi nếu nhà sản xuất không khử trùng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Thịt hun khói cũng có thể chứa vi khuẩn Listeria.

Thịt hun khói cũng có thể chứa vi khuẩn Listeria.

4. Staphylococcus Aureus

Đây là loại vi khuẩn gây ngộ độc phổ biến thức ăn phổ biến nhất. Vi khuẩn này sống ở nhiệt độ 30 – 40oC, và tiết ra độc tố ở nhiệt độ này trong thực phẩm, sau khi vào ruột.

Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trên da, mụn có mủ, trong mũi và trong họng của con người. Vi khuẩn có thể nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến hoặc lây từ người sang người do tiếp xúc cơ thể. Staphylococcus aureus gây bệnh bằng các độc tố, khiến người tiêu dùng bị đau bụng, tiêu chảy nôn mửa dữ dội.

Nó sẽ chết khi gặp nhiệt độ cao nhưng ngược lại, độc tố của nó có thể tồn tại ở 110 độ C trong vòng 26 phút. Vì thế, việc ăn chung bát, chung đĩa đựng thức ăn có thể khiến việc lây lan vi khuẩn càng mạnh.

5. Clostridium Perfringens

Tiết ra độc tố trong thực phẩm và ruột. Độc tố này gây viêm ruột và gây tán huyết. Tiêu chảy nước là chính, không ói, không sốt, ít đau bụng. Tự khỏi sau 24h.

Chúng thường có trong đất, cống, rãnh và trong ruột của động vật. Chúng không cần không cần nhiều không khí để phát triển.

Các nhà nghiên cứu còn gọi nó là “vi khuẩn nhà hàng” vì chúng thường được tìm thấy trong các thực phẩm nguội lạnh của những cửa hàng ăn uống.

Clostridium Perfringens thường có trong đồ ăn đông lạnh nhà hàng.

Clostridium Perfringens thường có trong đồ ăn đông lạnh nhà hàng.

6. Clostridium botulinum

Khá giống với vi khuẩn clostridium perfringens, vi khuẩn này cũng có trong đất và ruột của gia súc, gia cầm và cá. Đặc biệt, nó chỉ phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có không khí.

Các loại đồ hộp, mật ong, tỏi ngâm, các loại thịt đóng gói bằng chân không là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất.

Khi người tiêu dùng nhiễm khuẩn này, độc tố của vi khuẩn sẽ gây ra bệnh Botulinum, gây nuốt khó, ăn nói khó, xệ mí mắt, tê liệt dần hệ hô hấp và có thể nhìn thấy 2 ảnh cùng một lúc. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.

Người tiêu dùng nên cẩn trọng đối với các sản phẩm đồ hộp bị móp méo hoặc nắp bị phồng. Chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ giết được các bào tử của vi khuẩn và độc tố của chúng.

7. Shigella

Vi khuẩn này sẽ lây từ người chế biến thực phẩm không rửa kỹ tay trước khi chạm vào thực phẩm. Các chuyên gia tìm thấy shigella trong thịt gà, sa lát và sữa.

Các triệu chứng ngộ độc do loại vi khuẩn này thường xuất hiện sau khi ăn vài ngày: đau bụng quặn thắt, sốt cao, tiêu chảy có máu và thông thường khỏi bệnh sau 5-7 ngày.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn: có thể bị động kinh và co giật. Một số người khác bị nhiễm khuẩn nhưng không có dấu hiệu nhiễm bệnh nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

8. Samonella

Thường có ở loài bò sát như rắn, trứng, sữa.. Có 4 dạng lâm sàng: dạng viêm đường ruột, nhiễm trùng toàn thân với nhiễm trùng khu trú ngoài đường ruột, bệnh về ruột có kèm sốt, dạng không triệu chứng.

Điều trị với Cloramphenicol khi chưa có kháng sinh đồ. Dùng Ampicillin hoặc TMP-SMZ sau khi có kháng sinh đồ chứng minh có hiệu quả.

Salmonella nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ người sang người. Cách tốt nhất để tránh ngộ độc salmonella trong khi mang thai là để nấu chín tất cả các thực phẩm có khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn.

Samonella có nhiều trong trứng.

Samonella có nhiều trong trứng.

9. Campylobacter

Đây là loại ngộ độc phổ biến nhất. tiêu chảy có nước hay có máu kèm sốt, ói, đau bụng, nhức đầu, co khi dau nhức cơ, đau khớp, nổi đỏ da. Khó phân biệt với nhiễm Shigella. Bệnh kéo dài 3 -4 ngày.

Có khi biến chứng co giật toàn thân, viêm màng não, xuất huyết màng não nếu người có sức đề kháng yếu.

Vi khuẩn campylobacter thường lây truyền trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa và do sốt gây ra. Thói quen rửa tay thường xuyên và an toàn thực phẩm sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn campylobacter.

10. Nấm mốc

Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm.

Aflatoxin là độc tố vi nấm được biết rõ nhất do nấm aspergillus flavus và aspergillus parasiticus sinh ra trong ngô, đậu và lạc, lạc khô, tương… Aflatoxin có thể gây ung thư gan.

11. Listeriosis

Listeriosis là do vi khuẩn listeria monocytogenes, một loại vi khuẩn tìm thấy trong đất và nước. Nó có thể được tìm thấy trên rau, thịt và các sản phẩm từ sữa, cũng như trong thực phẩm chế biến như pho-mát mềm và thịt nguội.

Mặc dù các vi khuẩn ít nguy hiểm đối với người khỏe mạnh nhưng ở phụ nữ mang thai bị nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

12. Vibrio vulnificus

Vi khuẩn này thường xuất hiện ở những vùn ven biển. Người tiêu dùng có thể bị nhiễm khuẩn qua các vết xước trên da khi tiếp xúc với nước biển có vi khuẩn hoặc ăn những loại hải sản: nghêu, sò, hàu… có chứa vi khuẩn.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm do loại vi khuẩn này thường là đau bụng, nôn và tiêu chảy. Với những người có hệ miễn dịch kém, vi khuẩn này có thể khiến nhiễm trùng huyết, nổi mụn nước ở da, giảm huyết áp động mạch, thậm chí tử vong vì sốc.

13. Vibrio parahemolyticus

Giống như vi khuẩn Vibrio vulnificus, vi khuẩn này cũng xuất hiện ở vùng biển. Người tiêu dùng thường bị ngộ độc do ăn tôm, cá, nghêu, sò… chưa nấu chín kỹ, vẫn còn vi khuẩn vibrio parahemolyticus để gây bệnh.

Chế biến hải sản chưa chín kỹ cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Chế biến hải sản chưa chín kỹ cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

14. Cryptospora, Giardia lamblia

Hai loại ký sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật có trong phân gia súc, gia cầm. Chúng cũng có thể nhiễm vào nguồn nước, kể cả nước ngầm, và các loại rau, đặc biệt là rau cải.

15. Calicivirus

Hiện các nhà khoa học chưa xác định triệu chứng chính xác của ngộ độc thực phẩm do loại vi rút này gây ra. Nhưng những triệu chứng cơ bản gồm đau bụng, ói mửa dữ dội nhiều, ít khi bị tiêu chảy. Tình trạng ngộ độc thường dứt sau 2-3 ngày. Các chuyên gia khẳng định, họ cũng tìm thấy loại vi rút này trong chất nôn và phân của người bệnh.

Khác với các loại vi khuẩn khác, thường có nguồn gốc từ động vật thì vi rút calicivirus thường lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể, chuẩn bị và chế biến thực phẩm.