10 cách để dậy sớm mỗi sáng
Cập nhật lúc: 10/07/2015, 13:20
Cập nhật lúc: 10/07/2015, 13:20
Phần lớn mọi người thường gặp khó khăn với việc dậy sớm, mỗi khi phải thức dậy sớm họ sẽ cảm thấy uể oải, thiếu sức sống và mệt mỏi. Tuy nhiên khoa học đã chỉ ra rằng dậy sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ngủ nướng và dậy muộn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dậy sớm thường lạc quan và chủ động hơn. Họ chăm chỉ, có trí nhớ và kết quả tốt hơn ở trường học. Họ ít có nguy cơ bị stress, thừa cân và trầm cảm. Đồng thời dậy sớm cũng giúp bạn có một ngày dài hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Bạn nên có một kế hoạch cụ thể hoặc danh sách công việc cần phải làm vào sáng ngày hôm sau để thức dậy sớm. Nếu thức dậy sớm mà không có việc để làm, bạn sẽ cảm thấy việc dậy sớm thật vô nghĩa và sẽ nhanh chóng quay lại giường ngủ tới trưa.
Thức dậy vào lúc đồng hồ báo thức quả thực là khó khăn, vì vậy bạn phải có một ý chí kiên cường để vượt qua cám dỗ muốn ngủ tiếp. Khi nghe chuông đồng hồ kêu, bạn luôn phải tự nói với mình rằng "mình cần thức dậy", hãy lặp đi lặp lại điều đó cho tới khi bạn tỉnh giấc.
Một lời khuyên thừa thãi đó chính là "Hãy đi ngủ sớm". Đi ngủ sớm sẽ khiến cơ thể bạn khỏe mạnh và cực kỳ nhiều lợi ích khác cho da dẻ, trí óc ... Tuy nhiên một lời khuyên chân thành là bạn nên tắt nguồn điện thoại và laptop trước khi đi ngủ 30 phút để có thể đi ngủ sớm. Bạn có thể đọc một vài trang sách trước khi đi ngủ, nên nhớ, hãy đọc sách giấy chứ không phải trên các thiết bị điện tử khác.
Hãy đặt báo thức vào cùng một giờ cho tất cả các ngày, kể cả ngày cuối tuần. Điều này tạo thói quen giúp bạn dễ dậy sớm hơn. Những ngày cuối tuần nếu bạn cho phép bản thân ngủ dậy muộn thì vẫn nên tỉnh giấc vào đúng thời điểm như các ngày khác và sau đó ngủ tiếp để đồng hồ sinh học của cơ thể được làm quen.
Nếu bạn muốn dậy lúc 7h sáng nhưng không thể mở mắt ra cho đến 8h? Trước tiên hãy đặt báo thức vào lúc 6h30, rồi giảm dần 15 phút cho đến khi đạt được mục tiêu. Hiện nay các loại báo thức đều có chức năng hẹn giờ lặp lại liên tục để bạn không thể quên chuông báo.
Nhiều người có tâm lý sẽ ngủ thêm 5 phút, 10 phút và sẽ dậy nhưng thường những giấc ngủ "rốn" này sẽ kéo dài tới 1 -2 tiếng nên việc này rất nguy hiểm. Ngủ thêm sẽ khiến bạn càng buồn ngủ hơn, hãy cố gắng mở mắt ngay khi tỉnh dậy.
Uống một cốc nước vào buổi sáng được chỉ ra rằng rất có lợi cho cơ thể bạn. Vì vậy hãy để nước ở đầu giường để ngay khi tỉnh dậy uống một cốc nước đầy. Uống nước sẽ làm tan biến cơn buồn ngủ và giúp bạn tỉnh táo hơn.
Hãy chọn một bài hát bạn yêu thích hoặc một bài hát mà bạn rất ghét. Thường thì những bài nhạc chuông báo thức quyết định rất nhiều đến việc bạn có tỉnh dậy hay không vì con người rất mẫn cảm với âm thanh mà mình thích hoặc ghét đặc biệt.
Khi mới thức dậy cơ thể và đầu óc của bạn vẫn đang cực kỳ ngái ngủ. Bạn có thể nhanh chóng tỉnh táo bằng cách vào Facebook, đọc tin tức buổi sáng hoặc đơn giản là nhắn tin, trò chuyện với một vài người bạn. Nếu bạn dự định làm điều này thì hãy đặt báo thức sớm hơn giờ cần thức dậy 15 phút để không bị muộn các kế hoạch.
Đây là cách làm áp dụng cho những con sâu ngủ. Nếu bạn thực sự gặp khó khăn trong việc dậy sớm thì hãy để chuông báo thức ở mức to nhất, đặt đồng hồ vào phòng tắm hoặc lên bàn làm việc, tủ ... ở xa giường. Việc ra khỏi giường để tắt âm thanh đang kêu inh ỏi ở một nơi khác sẽ khiến bạn tỉnh giấc ngay lập tức/
20:00, 08/07/2015
13:00, 07/07/2015
13:20, 06/07/2015