19/01/2025 | 02:32 GMT+7, Hà Nội

Xứ Mù mùa đổ ải: “Bản hòa tấu” ánh sáng nơi lưng trời Tây Bắc

Cập nhật lúc: 26/05/2019, 07:00

Từ giữa tháng 5, khi mưa rừng trút xuống núi rừng Tây Bắc, những thửa ruộng bậc thang nơi đây trở nên kỳ vĩ, đẹp lung linh như một “bản hòa tấu” của ánh sáng, đất, nước.

Chính thức nằm trong top 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới được bình chọn bởi Tạp chí Du lịch Conde Nast Traveler, ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xuất sắc được vinh danh trên tạp chí này trong tháng 4. Đó là khi xứ Mù vào mùa lúa chín, nhưng còn một khoảng thời gian khác, từ giữa tháng 5, khi mưa rừng trút xuống núi rừng Tây Bắc, những thửa ruộng bậc thang nơi đây trở nên kỳ vĩ, đẹp lung linh như một “bản hòa tấu” của ánh sáng, đất, nước.

Giải thưởng thường niên của Tạp chí Conde Nast Traveler được biết đến như “đỉnh cao của ngành du lịch thế giới”. Dù trước đó, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội bởi là điểm đến của những bức ảnh có góc chụp ấn tượng, đặc biệt khi các thửa ruộng vào mùa đổ ải hay mùa lúa chín vàng, vào tháng 10 mỗi năm.

Suốt chiều dài chừng 40 cây số, từ thung lũng Tú Lệ (huyện Văn Chấn) lên 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn và Dế Su Phình (Mù Cang Chải) là cả một màu vàng của đất đổ ải. Sau 3 tháng ròng (từ tháng 2 đến tháng 5) chờ nước, những cơn mưa rừng Tây Bắc cuối tháng 4 đầu 5 giúp bà con các dân tộc trong vùng lấy nước vào ruộng, cấy chính cho vụ lúa chín vào tháng 10.

Có thể coi Tú Lệ là điểm dừng chân đầu tiên trên “cung đường đổ ải”. Được ba dãy núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song ôm trọn, những thửa ruộng bậc thang ở Tú Lệ là nơi gieo trồng thứ gạo nếp danh tiếng với hương thơm và độ tròn, dẻo. Là một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc Việt Nam, Khau Phạ là con đèo dài nhất, hiểm trở nhất và cũng đẹp nhất nằm ở độ cao trên 1200m so với mực nước biển. Thung lũng Khau Phạ nằm ngay ven đường, nơi tầng tầng lớp lớp những thửa ruộng bậc thang loang loáng màu nước, màu xanh của mạ và màu đỏ quạch của dòng suối chảy vắt qua giữa thung lũng sau đêm mưa.

Nếu như Tú Lệ lộng lẫy với một thung lũng rộng mênh mông xen lẫn những mái nhà sàn của người Thái, người Mông ở các bản Lìm Thái, Lìm Mông thì vượt qua đèo Khau Phạ, là vào địa phận huyện Mù Cang Chải, nơi có cả một không gian đổ ải của “những thửa ruộng trời”, được giới hạn bởi trời và đất.

Những thửa ruộng bậc thang xứ Mù được “tạo hình” từ bàn tay cần cù của bà con các dân tộc từ cả trăm năm trước và đến nay vẫn tiếp tục là nguồn sản sinh lương thực chính của họ. Mùa đổ ải, trong khuôn hình lang thang xứ Mù của tôi là những gương mặt người Mông, người Thái lấm lem bùn đất, những chú trâu cần theo luống cày và những đứa trẻ theo bố mẹ vẫy vùng bùn, nước nơi chân ruộng. Tất cả kết hợp cùng ánh sáng tạo nên một “bản hòa tấu” của cuộc sống nơi lưng trời Tây Bắc.

Mùa đổ ải, nước mưa theo các suối nhỏ trên triền núi dẫn xuống những thửa ruộng bậc thang cùng với những đám mây luồn trong buổi sớm mai đã tạo nên một bức họa tuyệt đẹp trên những thửa ruộng bậc thang thuộc thung lũng Cao Phạ (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái)…

Mùa đổ ải, nước mưa theo các suối nhỏ trên triền núi dẫn xuống những thửa ruộng bậc thang cùng với những đám mây luồn trong buổi sớm mai đã tạo nên một bức họa tuyệt đẹp trên những thửa ruộng bậc thang thuộc thung lũng Cao Phạ (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái)…

… con suối Nậm Có chạy dọc thung lũng quanh năm ăm ắp nước đã kéo thêm người Thái ở Mường Lò lên định cư tạo nên hai bản Lìm Thái và Lìm Mông đông đúc và trù phú. Những thửa ruộng bậc thang chạy dọc dãy núi Khau Phạ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người Mông, Thái trên mảnh đất này.

… con suối Nậm Có chạy dọc thung lũng quanh năm ăm ắp nước đã kéo thêm người Thái ở Mường Lò lên định cư tạo nên hai bản Lìm Thái và Lìm Mông đông đúc và trù phú. Những thửa ruộng bậc thang chạy dọc dãy núi Khau Phạ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người Mông, Thái trên mảnh đất này.

Sau cơn mưa rừng, người phụ nữ dân tộc Mông bế theo đứa con nhỏ kiểm tra lượng nước đổ ải trên thửa ruộng bậc thang của gia đình ở xã La Phán Tẩn.

Sau cơn mưa rừng, người phụ nữ dân tộc Mông bế theo đứa con nhỏ kiểm tra lượng nước đổ ải trên thửa ruộng bậc thang của gia đình ở xã La Phán Tẩn.

Người Mông ở xã La Phán Tẩn vỡ đất, đào mương, đào rãnh, đắp bờ để tạo hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi về ruộng cho mùa vụ mới.

Người Mông ở xã La Phán Tẩn vỡ đất, đào mương, đào rãnh, đắp bờ để tạo hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi về ruộng cho mùa vụ mới.

La Pán Tẩn như một điểm cao giữa bốn bề là ruộng, vì thế đứng từ đấy dõi mắt ra bốn phía đều thấy ruộng, xa hơn nữa là những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại. Đất ruộng được các gia đình người Mông bừa thật nhuyễn và san phẳng trước khi những nhành mạ non được gieo xuống lòng ruộng.

La Pán Tẩn như một điểm cao giữa bốn bề là ruộng, vì thế đứng từ đấy dõi mắt ra bốn phía đều thấy ruộng, xa hơn nữa là những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại. Đất ruộng được các gia đình người Mông bừa thật nhuyễn và san phẳng trước khi những nhành mạ non được gieo xuống lòng ruộng.

Xen lẫn giữa các thửa ruộng thu hoạch là các thửa mạ xanh non với các mảng màu khác biệt, nằm xen kẽ

Xen lẫn giữa các thửa ruộng thu hoạch là các thửa mạ xanh non với các mảng màu khác biệt, nằm xen kẽ "tôn" nhau một cách âm thầm, tạo nên bức tranh sống động của Tây Bắc.

Người phụ nữ dân tộc Mông ở xã Chế Cu Nha nhổ mạ chuẩn bị vụ gieo cấy.

Người phụ nữ dân tộc Mông ở xã Chế Cu Nha nhổ mạ chuẩn bị vụ gieo cấy.

Đám mạ xanh non đang cấy dở trên tay một thợ cấy.

Đám mạ xanh non đang cấy dở trên tay một thợ cấy.

Bên đám mạ non xanh mơn mởn giữa vùng đất vàng nâu, vài cô gái dân tộc Mông váy áo sặc sỡ đang khom người gặt nốt những đám lúa trồng ở các thửa ruộng thấp…

Bên đám mạ non xanh mơn mởn giữa vùng đất vàng nâu, vài cô gái dân tộc Mông váy áo sặc sỡ đang khom người gặt nốt những đám lúa trồng ở các thửa ruộng thấp…

Những em bé theo bố mẹ nô đùa dưới chân các thửa ruộng của gia đình.

Những em bé theo bố mẹ nô đùa dưới chân các thửa ruộng của gia đình.

Thung lũng Cao Phạ mùa nước đổ trông như bức họa ai đó đang vẽ dở với từng chấm xanh chấm vàng trông rất lộn xộn mà chấm xanh là nương mạ đang cấy dở còn chấm vàng là thửa ruộng đất khô, chờ đổ nước.

Thung lũng Cao Phạ mùa nước đổ trông như bức họa ai đó đang vẽ dở với từng chấm xanh chấm vàng trông rất lộn xộn mà chấm xanh là nương mạ đang cấy dở còn chấm vàng là thửa ruộng đất khô, chờ đổ nước.

Phóng sự ảnh: Trọng Chính