Xì gà và những điều ít biết về xì gà Cu Ba
Cập nhật lúc: 16/03/2016, 07:16
Cập nhật lúc: 16/03/2016, 07:16
Lá thuốc xì gà được trồng ở Brazil, Cameroon, Cuba, Dominica Republic, Honduras, Indonesia, Mexico, Nicaragua, Philippin và Mĩ.
Xì gà được tạo nên từ 3 lớp lá. Sự đa dạng của các loại lá thuốc cũng như sự sắp xếp các lớp lá đã làm nên hương vị và cấu trúc đặc trưng của từng loại xì gà.
Hình dạng điếu xì gà được gói gọn trong 2 kiểu chính : parejo và figurado.
Parejo là thứ xì gà chuẩn tắc : thẳng, một đầu bo tròn. Figurado là những kiểu còn lại.
Nhưng trong Figurado lại chia ra rất nhiều :
- Torpedo – đầu ngư lôi nhọn – Montecristo là đại biểu của loại này;
- Belicoso – đầu đạn; pyramid – đầu kim tự tháp;
- Culebra – 1 bó tạo bởi 3 điếu quấn vào nhau như rắn;
- Perfecto : thuôn về cả 2 đầu trong đó đầu châm thường to hơn đầu hút;
- Salomón – thuôn về cả 2 đầu nhưng đầu châm không nhỉnh hơn nhiều quá;
- Diadema – đô con hơn salomón;
- Exotics – các hình dạng khác.
Vị: Xì gà với lá cuốn đậm màu thường có xu hướng đậm và “ngọt” hơn, lá cuốn sáng thì vị khô hơn
Khi hút xì gà thường được chia làm 3 tầng hương
Tầng đầu : bắt đầu đưa khói vào, chủ yếu là lưỡi cảm nhận – đoạn này thường có vị đất, da, gia vị, gỗ, thực vật thơm… đắng đắng, cay cay.
Tầng thứ hai : đưa khói lên vòm mũi để hít vào khói thứ hai – đoạn này thường có vị khai triển từ vị ở tầng đầu chứ không phải chuyển đột ngột sang 1 dạng chẳng ăn nhập gì. Ví dụ : gỗ sẽ sang dạng tinh dầu gỗ; thực vật thơm sẽ sang mùi hoa, mùi quả; hạt rang sẽ sang cacao, cà phê – nói chung là những mùi rõ ràng hơn.
Tầng thứ ba : thở đẩy khói ra để xong một sái, lần này thì mũi rất tích cực cảm nhận, sẽ có đủ thứ mùi vị khai triển từ tầng thứ hai. Các bác hãy thử nhai xì gà để khám phá thêm nhiều thứ ở tầng này. Nhưng đừng để nước bọt tứa ra nhiều quá.
Cuốn xì gà: 1 người thợ quấn lành nghề trung bình quấn được ít nhất 120 điếu cì gà một ngày
Người ta nói có hơn một trăm công đoạn để sản xuất ra một điếu xì gà Cu Ba. Hơn nữa, cách thức làm xì gà ở đây gần như không thay đổi trong hàng trăm năm qua. Tất cả những điều này tạo nên sự khác biệt và danh tiếng của xì gà Cu Ba.
Xì gà Cu Ba nổi tiếng khắp thế giới và đó là điều không cần phải bàn cãi - thuộc những loại ngon nhất. Cây thuốc lá đã được trồng tại Cu Ba hàng trăm năm qua và người ta bắt đầu sản xuất xì gà ở đây từ thời vua Phillip đệ nhị của Tây Ban Nha (1527-1598).
Hiện nay, ngành sản xuất xì gà tại Cu Ba do chính phủ kiểm soát, để đảm bảo chất lượng, mọi điếu xì gà đều được cuộn chuẩn xác, không có chút tì vết, khiếm khuyết nào.
Xì gà Cu Ba đặc biệt một phần nhờ được làm từ nguyên liệu chất lượng cao với sự chăm chút tới từng công đoạn, chi tiết và sự đồng đều trong mỗi thành phẩm.
Người ta nói có hơn một trăm công đoạn để sản xuất ra một điếu xì gà Cu Ba. Hơn nữa, cách thức làm xì gà ở đây gần như không thay đổi trong hàng trăm năm qua. Tất cả những điều này tạo nên sự khác biệt và danh tiếng của xì gà Cu Ba.
Tuy nhiên, tìm được sản phẩm “chuẩn” không phải đơn giản. Có rất nhiều hàng giả trên thị trường và mua được xì gà Cu Ba thật bên ngoài biên giới nước này không dễ. Nhưng cũng chính vì thế, danh tiếng của sản phẩm này càng bay xa, ở cấp độ toàn cầu.
Ở Mỹ, xì gà Cu Ba đã rất phổ biến cho đến khi Tổng thống John F. Kennedy ra lệnh áp đặt cấm vận kinh tế đối với Cu Ba - quốc đảo vùng Carribe. Sau khi có lệnh cấm vận, xì gà Cu Ba thậm chí còn nổi tiếng ở Mỹ hơn. Đến mức khi quan hệ Mỹ - Cu Ba có dấu hiệu nồng ấm hơn trong những ngày gần đây, nhiều người Mỹ đã nghĩ đến khả năng mua xì gà Cu Ba dễ dàng hơn trước.
Một trong những điều đặc biệt nữa khiến xì gà Cu Ba khác với phần còn lại chính là các nhà sản xuất chỉ sử dụng cây thuốc lá của Cu Ba.
Nhiều người không nhận thấy là hầu hết các loại xì gà khác được làm từ một hỗn hợp gồm nhiều loại thuốc lá. Điều này không phải là tệ, thậm chí một số con nghiện thấy bị cuốn hút bởi hương vị pha trộn. Tuy nhiên, kẻ sành lại thấy hương thơm mạnh nhất, thật nhất luôn đến từ xì gà Cu Ba và chỉ từ chúng mà thôi.
Nhiều tay sành sỏi nói rằng không nhất thiết phải đến Cu Ba mới mua được xì gà Cu Ba, bởi chúng có thể được bán ở Mexico, Canada và nhiều nước khác. Cũng có thể đặt mua qua mạng internet. Tuy nhiên, vấn đề là xác định đâu là hàng thật, đầu là giả.
Có những cá nhân, thậm chí là một số công ty chuyên sản xuất hàng giả ở mức độ rất tinh vi. Nếu chỉ nhìn, sẽ khó mà phân biệt, nhưng nếu đã từng thưởng thức đồ thật, người ta mới có điều kiện xác định khi dùng thử.
Xì gà Cu Ba xịn được nói là có hương thơm không thể lẫn vào đâu, nhờ vào chất lượng cây nguyên liệu, được thu hoạch đúng cách, phơi khô, cắt và đóng gói đúng cách.
Cụ thể, du khách Mỹ nếu đăng ký có thể mang về số xì gà trị giá không quá 100USD. Điều này có nghĩa là một người có thể mang theo trong hành lý khi rời Cu Ba từ 3-20 điếu xì gà, tùy thuộc nhãn hiệu và kích cỡ. Giá cả ở Cu Ba vào khoảng 6USD cho một điếu Partagas nhỏ hay 30USD cho một điếu Cohiba vừa to vừa dài.
Thời điểm gần đây nhất mà du khách có thể mang xì gà Cu Ba về Mỹ là thời điểm trước ngày 1/8/2004. Ngày hôm đó, chính phủ Mỹ thắt chặt những hạn chế đối với Cu Ba và cấm tuyệt đối du khách Mỹ được mua xì gà Cu Ba.
Với những thay đổi trong quan hệ Mỹ - Cu Ba được tuyên bố, du khách thoải mái hơn nhưng việc nhập khẩu thương mại vẫn bị cấm. Các nhà bán lẻ Mỹ không thể nhập được thuốc lá hay xì gà từ Cu Ba.
Cho đến nay, hầu hết người Mỹ vẫn bị cấm du lịch tới Cu Ba. Nhưng có hàng chục hạng mục đi lại khác vẫn được cho phép. Một số nhóm hạn chế - người thân của công dân Cu Ba, nhà báo, các nhà nghiên cứu và các chương trình trao đổi giáo dục - văn hóa từ Mỹ vẫn có thể đến quốc đảo vùng Carribe.
Tất nhiên ít có người Mỹ nào chịu bay qua Canada hay châu Âu chỉ để mua xì gà Cu Ba, cho dù danh tiếng của chúng có vang đến đâu. Khách Mỹ chỉ có thể mua từ Cu Ba. Bởi sản phẩm thuốc lá và xì gà Cu Ba dù có được bán ở các nước khác vẫn bị cấm mua, cấm nhập khẩu vào Mỹ.
Xì gà Cu Ba nổi tiếng ngoài cách thức chế biến cổ truyền, còn nằm ở yếu tố khí hậu, đất tốt, vị trí địa lý của đất nước nằm gần đường xích đạo. Ngoài ra, người Mỹ thích mê xì gà Cu Ba còn ở yếu tố chính trị và sự tò mò. “Người Mỹ thích những thứ bị cấm”, Heathcott, một cây bút chuyên viết cho các tạp chí về thuốc lá, nói.
Tuy nhiên, các nước láng giềng của Cu Ba cũng tìm cách cho ra đời những sản phẩm cạnh tranh. Eric Newman, chủ sở hữu công ty sản xuất xì gà Newman Cigar Co. nói sản phẩm của công ty ông được sản xuất tại cộng hòa Dominica và Nicaragua “có hương vị cũng như hình thức ổn định hơn cả những điếu xì gà đang được sản xuất tại Cu Ba hiện nay”. Đúng, sai, chỉ có người tiêu dùng mới trả lời được.
Theo một hiệp hội quốc tế của những nhà bán lẻ xì gà và thuốc lá, tại Mỹ mỗi năm có 13 tỷ điếu xì gà được bán ra. Chưa đến 300 triệu điếu được xác nhận là hàng “cực phẩm”.
Thị trường này có trị giá 600 - 800 triệu USD/năm. Hơn 317 triệu điếu xì gà được nhập về Mỹ trong năm 2013, từ Cộng hòa Dominica, Nicaragua và Honduras. Nếu lệnh cấm nhập khẩu được dỡ bỏ, xì gà Cu Ba sẽ là một đối thủ đáng gờm, nếu không muốn nói là rất mạnh về thương hiệu trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu vẫn còn đó và có nghĩa là các đơn hàng lớn và việc công khai bán đồ Cu Ba trên đất Mỹ chưa thể được đặt ra lúc này.
Mặc dù có danh tiếng toàn cầu và sự hâm mộ lớn từ người Mỹ, vẫn có nhiều người nghĩ rằng “không phải lúc nào xì gà Cu Ba cũng thực sự hoàn hảo như lời đồn.
Một bài báo trên tờ Washington Post (Mỹ) công nhận Cu Ba có “vài loại xì gà thuộc hàng tốt nhất thế giới”. Báo này cũng nói về khả năng sẽ sớm có xì gà Cu Ba bày bán công khai ở Mỹ, cho thấy mối quan tâm của người Mỹ với sản phẩm trứ danh từ Cu Ba.
“Nhu cầu của khách hàng Mỹ đối với xì gà Cu Ba là “không thể tin được”, Jeff Borysiewicz, Chủ tịch công ty xì gà Corona (Mỹ), một trong những nhà bán lẻ xì gà lớn nhất Mỹ, nói. “Chỉ cần nhìn thị trường bán xì gà Cu Ba giả lớn cỡ nào, đủ biết người Mỹ hâm mộ xì gà Cu Ba đến đâu”.
Tuy nhiên, Washington Post “nhắn nhủ” người Mỹ rằng không phải xì gà nào của Cu Ba cũng thuộc dạng hảo hạng.
Theo báo này, hằng năm, Cigar Aficionado, tạp chí hàng đầu ở Mỹ chuyên về xì gà, cho xuất bản một danh sách 25 loại xì gà hàng đầu thế giới. Năm ngoái, vị trí số 1 thuộc về dòng Montecristo số 2, xuất xứ Cu Ba. Nhưng chỉ có hai loại xì gà Cu Ba khác lọt vào danh sách 24 loại còn lại.
Danh sách này có 11 sản phẩm đến từ Cộng hòa Dominica, 10 từ Nicaragua. Năm 2014, tạp chí chưa đưa ra danh sách mới nhưng nhiều khả năng số lượng xì gà ngoài Cu Ba sẽ chiếm đa số trong danh sách 2014. “Các đối thủ nay đã cân sức, cân tài hơn”, David Savona, chủ biên tập chí Cigar Aficionado, nói.
Theo finckcigarcompany.com