22/11/2024 | 19:16 GMT+7, Hà Nội

World Cup 2018 "ngốn" bao nhiêu tiền từ các nhà quảng cáo?

Cập nhật lúc: 15/06/2018, 13:01

Trước khi diễn ra 6 tháng, các công ty quảng cáo đã chạy nước rút cho các hợp đồng làm nhà tài trợ ngay khi trái bóng lăn trên sân cỏ để thương hiệu của mình có thể tiếp cận 3,5 triệu người xem bóng đá.

FIFA thu bội tiền quảng cáo

Các thương hiệu hàng đầu thế giới chen nhau để được làm nhà tài trợ, như McDonald's (MCD), Visa (V), Coca-Cola (CCE) và Budweiser (BUD). Một số thương hiệu mới từ Trung Quốc như Wanda, nhà sản xuất điện tử Hisense, nhà sản xuất điện thoại thông minh Vivo và Mengniu Dairy cũng len được vào danh sách này.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Thị trường Zenith, tổng chi phí quảng cáo đợt World Cup 2018 lên đến 2,4 tỷ Đô la. Các nhà quảng cáo hy vọng sẽ tiếp cận được 3,5 tỉ người xem trên thế giới biết đến sản phẩm của họ.

Các công ty Trung Quốc chiếm hơn 1/3 các nhà quảng cáo trong kỳ World Cup 2018.

Tuy nhiên, Giáo sư tiếp thị thể thao tại Đại học Salford, ông Simon Chadwich lại cho rằng, nhà quảng cáo Trung Quốc không hẳn hợp với văn hóa của người châu Âu.

Bất chấp điều đó, Trung Quốc đang trở thành các nhà tài trợ lớn cho các giải đấu lớn trên thế giới. Năm 2015, City Football Group đã ký thỏa thuận trao 13% cổ phần cho nhà đầu tư Trung Quốc với giá 400 triệu USD.

Điều đó cho thấy rằng FIFA có vẻ không mặn mà với các nhà tài trợ phương Tây, không phải lúc này mà kể từ năm 2011. Năm 2022, các doanh nghiệp phương Tây có thể còn tránh xa World Cup lần nữa khi lo sợ rủi ro liên quan đến nước chủ nhà Qatar khi tình hình ngoại giao ở đây vùng Vịnh đang rất căng thẳng.

FIFA công bố hôm thứ Tư, World Cup 2026 sẽ được đồng tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico.

Trung Quốc rất có thể là đơn vị tiếp theo khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu muốn đội tuyển quốc gia giành chức vô địch World Cup. Ông cũng nói rằng ông muốn Trung Quốc đăng cai tổ chức World Cup 2030.

Giá quảng cáo World Cup ở Việt Nam

Còn ở Việt Nam, VTV cũng đã công bố mức giá quảng cáo World Cup với giá cao kỷ lục. Các doanh nghiệp phải chi khoảng 250 triệu đồng cho 10 giây, 300 triệu đồng cho 15 giây và 375 triệu đồng cho 20 giây và 500 triệu đồng cho 30 giây. Mức giá này tăng khoảng 40% so với giá bình thường.

Ở các trận đấu vòng bảng, giá quảng cáo thấp hơn một chút, 10 giây là 100 triệu đồng, 15 giây là 120 triệu đồng, 20 giây là 150 triệu đồng và 30 giây là 200 triệu đồng.

Tới vòng 16 đội, khoảng 500-750 triệu đồng cho mỗi phút quảng cáo với giá thấp nhất là 125 triệu đồng 10 giây và 250 triệu 30 giây.

Vào đến vòng tứ kết, giá bán quảng cáo lần lượt là 150 triệu, 180 triệu, 225 triệu, 300 triệu cho 10 giây, 15 giây, 20 giây và 30 giây.