18/01/2025 | 11:57 GMT+7, Hà Nội

Vụ xúc xích Vissan kém chất lượng dưới góc nhìn của luật sư

Cập nhật lúc: 02/03/2019, 12:00

Để cung cấp thêm cho độc giả những thông tin khách quan nhất xoay quanh vụ việc khách hàng mua phải sản phẩm xúc xích tiệt trùng 3 Bông Mai ôi thiu, mốc đen cùng nhiều trường hợp tương tự trước đó của Công ty Vissan. Chúng tôi đã có buổi làm việc cùng Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Sau khi theo dõi vụ việc một khách hàng có tên D. N. O, sinh viên Đại học Lao Động và Xã Hội, đã hốt hoảng khi phát hiện mua phải xúc xích 3 Bông Mai đang trong tình trạng bị hư hỏng của thương hiệu Vissan, mặc dù vẫn còn hạn sử dụng. Vụ việc trên xảy ra vào ngày 24/2/2019, đang được dư luận quan tâm. 

Ngày 26/2/2019, đại diện Vissan cho rằng: "việc xúc xích 3 Bông Mai heo bị mốc đen khi vẫn còn hạn sử dụng gần 1 tháng là có thể do trong quá trình lưu thông, công đoạn vận chuyển, bốc xếp thiếu nhẹ nhàng mới gây nên lực tác động lên vỏ bọc xúc xích, từ đó làm nứt, hở, tạo điều kiện cho không khí xâm nhập, oxy hóa sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm mốc xâm nhập, phát triển, dẫn đến gây hư hỏng."

Vissan cho rằng sản phẩm hư hỏng do quá trình vận chuyển, bốc xếp hàng hoá thiếu nhẹ nhàng.

Vissan cho rằng sản phẩm hư hỏng do quá trình vận chuyển, bốc xếp hàng hoá thiếu nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, khi liên hệ lại với phía khách hàng, chị Dương Ngọc O. phủ nhận và cho biết, sản phẩm xúc xích hư hỏng nằm trong 1 gói to bao gồm 3 chiếc xúc xích và theo quan sát, cả bao bì trong và bao bì ngoài của sản phẩm xúc xích 3 Bông Mai heo đều không có dấu hiệu bị dập, bị nứt, hở như nguyên nhân Vissan đã nêu.

Trước những diễn biến của vụ việc, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bày tỏ quan điểm như sau:

Về quyền lợi người tiêu dùng: Theo Điều 8. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về Quyền của người tiêu dùng: “1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.”

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối.

"Trong vụ việc này, khách hàng D.N.O được hưởng các quyền lợi: bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác; được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; được quyền khiếu nại tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc khách hàng mua phải sản phẩm kém chất lượng, trách nhiệm sẽ thuộc về phía Vissan hoặc Big C Thăng Long hoặc cả 2 liên đới cùng trách nhiệm.

Tuy nhiên, trách nhiệm như nào mức độ ra sao sẽ phải phụ thuộc vào kết quả thanh tra, kiểm tra từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 12. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về Quyền của người tiêu dùng: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

 Các cơ quan có trách nhiệm làm rõ vụ việc trên gồm: Cơ quan quản lý thị trường; đoàn thanh, kiểm tra của Sở y tế và chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm; Cơ quan Cảnh sát kinh tế; cần vào cuộc nhanh chóng, lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra, xác minh nguyên nhân sản phẩm bị hư hỏng, nguồn gốc xuất sứ hàng hoá, chất lượng sản phẩm, kiểm định sản phẩm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng. Sau khi có kết luận từ cơ quan nhà nước mới có cơ sở để quy kết trách nhiệm cho những bên có liên quan, cũng như xử lý theo quy định pháp luật.

 Ngoài ra, trong lô sản phẩm đó có một sản phẩm này bị hư hỏng, thì liệu rằng các sản phẩm khác cùng lô hàng này có bị hỏng hay không?. Quá trình sản xuất lô hàng này có đảm bảo hay không?. Sản phẩm từ lô hàng này đã tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?. Nếu để sản phẩm này được phân phối ra thị trường, đến tay người tiêu dùng sẽ rất huy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng. 

Vụ việc này rất cần các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc, tránh xảy ra vụ việc tương tự.

Xin cảm ơn luật sư!