19/01/2025 | 18:19 GMT+7, Hà Nội

VinShop - Mô hình nền tảng số hóa hàng đầu cho ngành bán lẻ truyền thống Việt Nam

Cập nhật lúc: 26/09/2022, 14:00

VinShop là ứng dụng được xây dựng và phát triển bởi Công ty Cổ phần One Mount Distribution - thành viên của One Mount Group, kết hợp với đối tác chiến lược Ngân hàng Techcombank.

VinShop ra đời được xem là một “cuộc cách mạng” trong việc chuyển đổi số và hiện đại hóa các tiệm tạp hóa truyền thống. Ứng dụng không chỉ giúp chủ tiệm tăng doanh thu mà còn giảm tải gánh nặng trong việc quản lý hàng hóa. Đồng thời giúp khách hàng cuối - người tiêu dùng mua được sản phẩm với mức giá hợp lý nhất. Cùng với đó, người mua hàng còn được nhận nhiều khuyến mãi, thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử VinID Pay…

* * *

VinShop là ứng dụng được xây dựng và phát triển bởi Công ty Cổ phần One Mount Distribution - thành viên của One Mount Group, kết hợp với đối tác chiến lược Ngân hàng Techcombank. Hiện VinShop đã có mặt tại 22 tỉnh thành với hơn 100.000 cửa hàng tạp hóa đồng hành.

Mô hình này có sự tham gia của 3 chủ thể: Doanh nghiệp có sản phẩm, doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc cung ứng nền tảng giao tiếp và khách hàng. Với mạng lưới cửa hàng tạp hóa kết hợp với ứng dụng VinID sở hữu 10 triệu khách hàng, VinShop đã bước đầu tạo nên mô hình B2B2C - Business to Business to Customer đầu tiên trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cho đến đầu tháng 3/2022, VinShop đã liên kết với hơn 100.000 tạp hóa tại 22 tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước, là nhà phân phối số 1 thị trường qua kênh online cho tạp hóa. Trung bình mỗi ngày có hơn 200 tạp hóa “lên đời công nghệ” để tận dụng các công cụ công nghệ, giải pháp tài chính và hưởng hơn 100 chương trình khuyến mãi mỗi tháng từ VinShop để tăng thu nhập đến chục triệu đồng/tháng.

Không chỉ phát triển mạnh về độ phủ, VinShop được nhìn nhận đã tạo lên bước ngoặt cho thị trường bán lẻ truyền thống khi hàng vạn tiệm tạp hóa từ lần đầu tiên sử dụng smartphone để nhập hàng, đã dần thành thạo tận dụng sức mạnh của công nghệ trong việc buôn bán.

Nói về sự phát triển cũng như giá trị mà VinShop sẽ mang lại cho ngành bán lẻ truyền thống tại Việt Nam, PV Tiêu dùng Plus đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Kế hoạch & Tối ưu chuỗi cung ứng VinShop và ông Vũ Đức Tuấn - Giám đốc Công nghệ sản phẩm VinShop.

PV: Thưa ông, nhiều kênh bán hàng như Lazada, Tiki, Shopee, thậm chí là Amazon hay những ứng dụng khác đã có từ lâu, vậy làm sao để VinShop - một mô hình còn lạ lẫm ở Việt Nam có thể chiếm được thị phần trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay?

Ông Vũ Đức Tuấn: Quan điểm của chúng tôi là không có ý định cạnh tranh trực tiếp với các “đại gia” bán lẻ, vì họ cũng là những đơn vị đã thành công. 

Định hướng của chúng tôi là chuyển từ kênh bán hàng truyền thống như tạp hoá, chợ dân sinh sang kênh bán lẻ hiện đại. Chúng tôi mong muốn có thể cung cấp những công cụ giúp hiện đại hoá ngành bán lẻ truyền thống, cho họ có thêm năng lực và mọi vũ khí để cạnh tranh được với xu hướng như vậy. 

VinShop đóng 2 vai trò, vừa là nền tảng vừa là nhà phân phối. Đối với những nhãn hàng mới, nhà sản xuất mới, muốn đưa hàng hoá đến tay người bán lẻ thì VinShop sẽ có những chi phí thoả thuận với nhãn hàng. 

Lợi thế của VinShop là tối ưu hoá được chi phí vận chuyển hàng và chỉ cần một đội ngũ chăm sóc khách hàng. Nghĩa là trên cùng một chiếc xe có thể chở nhiều loại hàng thay vì nhiều chiếc xe, mỗi chiếc chở một loại hàng đến với nhà bán lẻ. Chính vì lẽ đó mà VinShop khác biệt với các ứng dụng khác. 

PV: Kinh doanh truyền thống đã ăn sâu vào ý thức của rất nhiều chủ cửa hàng. VinShop đã làm thế nào để thay đổi tư duy, cũng như mô hình truyền thống của các chủ tiệm tạp hoá hiện nay?

Ông Vũ Đức Tuấn: Mới đầu chúng tôi cũng gặp khó khăn từ rất nhiều phía. Đối với các điểm bán lẻ thì rõ ràng đây là một mô hình hoàn toàn mới. Khi chúng tôi tiếp cận thì họ sợ bị lừa đảo, vì bình thường họ cũng gặp rất nhiều trường hợp này. Cho nên, việc thuyết phục và hướng dẫn họ sử dụng app cũng là một khó khăn. Những người bán hàng tạp hoá này đa phần ở độ tuổi không còn trẻ. Để họ biết, hiểu và sử dụng công nghệ nhằm mang lại những giá trị lợi ích cho họ là cả một quá trình. 

Đối với nhà cung cấp, ban đầu họ xem chúng tôi là đối thủ vào phá vỡ kênh và làm thị trường bị xáo trộn. Cho nên, để có được hàng hoá, sự tin tưởng, chúng tôi phải mất thời gian xây dựng và kết nối giữa nhà cung cấp cũng như nhà phân phối. Cuối cùng họ nhận ra, đi cùng Vinshop nghĩa là họ có thêm “cánh tay” mới để mở rộng thị trường, mở rộng kênh bán cũng như tiếp cận được thêm với người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với ứng dụng VinShop, chỉ ngay trong một app đã có trên 4.000 mã hàng và nhiều chương trình khuyến mại được thiết kế dễ dàng sử dụng. Hơn nữa, chúng tôi có đội ngũ đến tận nơi để training và chăm sóc cho các chủ cửa hàng trước khi sử dụng. 

Trước khi VinShop ra đời, các cửa hàng tạp hoá trưng bày sản phẩm sẽ có nhân viên kinh doanh đến và chụp hình, đến nửa tháng sau hoặc tháng kế tiếp thì mới nhận được thưởng. Còn bây giờ, họ hoàn toàn có thể làm việc đó qua ứng dụng VinShop.

Hệ thống của VinShop sẽ chấm điểm tự động để các chủ cửa hàng biết ngay có đạt điểm hay không, nếu đạt điểm họ được thưởng ngay lập tức mà không phải chờ. 

Đã có một số cửa hàng tạp hoá được chúng tôi hiện đại hoá về mặt giao diện cửa hàng. Họ đã đạt chuẩn là những VIP của VinShop, thay đổi về mặt tiền, về trưng bày, có những chính sách khác biệt với những cửa hàng còn lại. Ngoài ra, về mặt khách hàng thân thiết, chúng tôi chia làm 3 hạng như: Vàng, bạc, bạch kim - tương đương với từng hạng sẽ có những quyền lợi và chính sách khác nhau. 

Về mặt hàng hoá, chúng tôi có phân hoá rõ ràng những cửa hàng như: Mẹ và bé, cửa hàng về sữa, cửa hàng về thực phẩm ăn uống hoặc cửa hàng về đông lạnh, cửa hàng đồ khô...

Bây giờ khi gắn tổ hợp hàng hoá có thể chật chội, kể cả những mặt hàng bên trong cửa hàng. Chính vì vậy, VinShop làm sao đa dạng hàng hoá hơn, tiết kiệm chi phí nhiều hơn và ít chi phí tồn kho. Thậm chí khách hàng có thể đến cửa hàng ăn uống tại chỗ và đầy đủ cho một ngày. 

Chúng tôi cũng có thể mang khách hàng mới đến với cửa hàng thông qua việc số hoá những hoạt động bán hàng, có thể giao hàng trực tiếp đến khách hàng, cho người dùng cuối những đơn hàng online thông qua ứng dụng VinID.

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Rõ ràng là so với kênh phân phối đã có tuổi đời cả chục năm, thì việc một ứng dụng mới ra đời như VinShop muốn hiện đại hoá một chuỗi cung ứng như vậy thách thức gần như “nhiệm vụ bất khả thi”.

Tuy nhiên, tôi nghĩ có rất nhiều thứ mà VinShop đã làm được. Chúng ta thấy trải qua 2 năm Covid-19, đây thực sự là một cú hích cực kỳ lớn khi VinShop là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc bình ổn giá và vẫn duy trì hoạt động giao hàng bình thường ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. 

Nếu nhìn rộng ra thị trường, tôi nghĩ điều quan trọng và cốt lõi nhất là giá trị quyền lợi mà ứng dụng VinShop mang lại cho người dùng là sự gắn kết, đồng hành về lâu dài, bằng cách tăng được thu nhập cho tiểu thương, những chủ tiệm tạp hóa.  Kết quả cuối cùng mới quan trọng, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, các chủ tiệm tạp hoá cho đến khách hàng cuối, ai cũng có thêm quyền lợi khi đi cùng và lựa chọn Vinshop. 

Hiện tại chúng tôi đã có trên 100.000 chủ shop đang sử dụng và đang mua hàng qua hệ thống của VinShop ở 22 tỉnh thành, dọc các vùng đồng bằng và duyên hải.

PV: VinShop làm thế nào để bảo vệ thông tin khách hàng trên nên tảng số, thưa ông?

Ông Vũ Đức Tuấn: Chúng tôi luôn đề cao thông tin khách hàng ở mức độ cao nhất, từ các yếu tố liên quan đến các cửa hàng bán lẻ, nhà cung cấp, người tiêu dùng, đây là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Trong nội bộ của VinShop, ngay cả nhân sự cấp cao cũng không được tiếp cận thông tin khách hàng. Chúng tôi phân chia rõ ràng, thông tin nào, ai được tiếp cận và được xử lý như thế nào, quy trình ra sao, đều có những bộ phận chuyên biệt về bảo mật, kiểm soát tất cả thông tin đó để tránh trường hợp bị lộ ra ngoài. 

PV: Thưa ông, với mô hình này làm sao để VinShop có thể kiểm soát đầu vào chất lượng sản phẩm?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Trước khi các sản phẩm được đưa lên nền tảng VinShop để kênh GT nhìn thấy thì đã trải qua các khâu sàng lọc, từ các loại giấy phép đến kiểm định chất lượng. Trong 2 năm gần đây, các mặt hàng VinShop tập trung đều mang thương hiệu của những hãng lớn trên thị trường. Cho nên, những hàng hoá này không dễ dàng gặp rủi ro về mặt chất lượng. 

Mới đây, Ban Giám đốc cũng đã trao đổi làm thế nào để có một phòng kiểm định chất lượng sản phẩm đầu vào, đảm bảo hàng hoá đưa ra đúng chất lượng và đạt tiêu chuẩn cao nhất. Vì vậy, chúng tôi lập phòng QA, QC với mục đích kiểm soát chất lượng tổ hợp hàng hoá đến từ nhiều ngành hàng mang tính đặc thù. Ví dụ như: Fresh, ngành hàng rau củ quả… đều là những ngành hàng nhạy cảm về chất lượng. 

Chúng tôi vẫn thường xuyên bố trí người đến tận nơi để quan sát, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng hàng tuần, hàng tháng. Hiện tại, VinShop đang đạt được mức độ hài lòng tương đối cao so với mặt bằng chung về giá cả, hàng hoá, thời gian giao hàng. Khách hàng cũng đánh giá cao ứng dụng công nghệ VinShop đã mang lại nhiều giá trị.

VinShop tiên phong trong mô hình B2B2C nên luôn đề cao hành trình trải nghiệm của khách hàng. Việc đo lường các chỉ số liên quan đến khách hàng và cải tiến liên tục luôn là ưu tiên của chúng tôi từ những ngày đầu, cũng luôn là kim chỉ nam đối với đội ngũ Vinshop. 

Thông thường trong ngành bán lẻ B2B, chỉ số NPS được đánh giá tốt nhất là khoảng 41% - 41 điểm. Nhưng với VinShop, dù chỉ mới bắt đầu ra thị trường vào khoảng tháng 10/2020, đến quý gần nhất, chỉ số NPS toàn trình đã đạt đến 39 điểm.

Đối với chúng tôi đây là một động lực rất lớn ghi nhận những nỗ lực của cả tập thể và cho thấy những cách làm, hướng đi của mình là đúng, tạo nên giá trị và niềm tin nơi khách hàng. Mục tiêu năm 2023, chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện toàn bộ các điểm chạm trong hành trình khách hàng, để có thể sớm đạt được mục tiêu như mức benchmark trong ngành.

PV: Trước khi các cửa hàng bán lẻ sử dụng ứng dụng VinShop và sau khi dùng thì có sự thay đổi cụ thể như thế nào? 

Ông Vũ Đức Tuấn: Như chúng ta biết mô hình phân phối truyền thống đã có ở Việt Nam mấy chục năm nay. Mỗi nhà cung cấp sẽ có chuỗi cung ứng riêng và mỗi nhà phân phối cũng sẽ có nền tảng phân phối, đội kinh doanh riêng. 

Mỗi ngày, một nhà bán lẻ sẽ tiếp đón từ 30 - 40 nhân viên kinh doanh đến chào hàng. Mỗi một nhân viên kinh doanh chỉ có thể giới thiệu chào hàng và sắp xếp hàng của đơn vị đó. Vậy thì một ngày, họ mất nhiều tần suất di chuyển và thời gian chào hàng, sẽ hao phí mà hiệu quả không được cao. Khi có VinShop hiển nhiên các cửa hàng tạp hoá hoàn toàn có thể đặt hàng qua ứng dụng, tức là đặt gần 10.000 mã hàng trên hệ thống, và có thể đặt được 24/24. 

VinShop cũng có rất nhiều nhà bán lẻ đặt hàng vào nửa đêm hoặc canh vào sáng sớm để đón khuyến mại. Họ có thể đặt bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật. Nhân viên kinh doanh của Vinshop có thể đi chào rất nhiều mặt hàng tại cùng một thời điểm mà không phải mất quá nhiều thời gian và nhà cung cấp có thông tin ngay lập tức.

Chẳng hạn như việc khuyến mại, nếu nhà bán lẻ đạt được doanh số mục tiêu KPI thì có thưởng, nhưng sẽ phải mất tầm nửa tháng, thậm chí là một tháng để có thể nhận được thưởng. Nhưng khi chúng tôi ra giải pháp VinShop thì cửa hàng bán lẻ bất kể khi nào đạt được doanh số là sẽ có thưởng ngay vào ngày hôm sau. Điều này cho thấy, hiệu quả của chuỗi cung ứng sẽ được cải thiện sau khi VinShop ra đời.

PV: Một chủ cửa hàng tạp hoá sau khi dùng ứng dụng VinShop có thể tăng thu nhập lên khoảng tầm 10 triệu mỗi tháng, xin ông chia sẻ thêm?

Ông Vũ Đức Tuấn: Đối với các cửa hàng tạp hoá ngoài khả năng bán hàng và trừ đi những khoản chi phí thì định hướng của VinShop là làm sao để những cửa hàng đó tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn với chi phí hợp lý hơn. Mặc khác, chúng tôi còn giúp họ có thể đặt được nhiều sản phẩm hơn trong 1 đơn hàng. 

Chẳng hạn trước đây, khi họ đặt 1 đơn hàng của nhà cung cấp, đơn hàng đó có giá trị khoảng tầm 600.000 - 1.000.000 VNĐ thì mới được giao. Tuy nhiên, tại VinShop họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn với đơn 1.000.000 VNĐ, bởi có rất nhiều mã hàng, từ nhiều địa điểm. Đồng thời rủi ro về hàng tồn sẽ không còn, chi phí vận chuyển cũng được giảm đi. Khoản chênh lệch chi phí so với mô hình bán lẻ cũng tăng lên và đó là lợi nhuận mà họ có được.

PV: Vì sao khi sử dụng công nghệ từ VinShop sẽ giảm chi phí vận hành chuỗi cung ứng từ 10 - 15%, thưa ông?

Ông Vũ Đức Tuấn: Có nhiều yếu tố sẽ mang lại 10 - 15% dựa trên giá trị toàn bộ chuỗi như: Logistics, dòng tiền, hàng hoá. Tức là, chúng tôi sẽ phải đo lường được toàn bộ hành trình của hàng hoá từ lúc nhà cung cấp đưa hàng đến cho VinShop rồi qua nhà vận tải vào kho, xong đi đến giai đoạn bán lẻ. 

Chẳng hạn như, toàn bộ hoạt động trong kho đều được số hoá hết để vận hành và tối ưu. Hoặc nhà vận tải hay nhân viên kinh doanh có thể sử dụng ứng dụng này để vận hành. 

Với ứng dụng VinShop, chúng ta sẽ không bị hao phí ở những khâu trung gian, và dòng tiền quay trở lại cho các nhà cung cấp sẽ không bị quá chậm. Mặc khác, việc quản lý thông tin hàng hoá sẽ tốt hơn, không có quá nhiều hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi. 

Khi đã tiết kiệm được 10 - 15% chi phí thì chúng tôi sẽ phân bổ ngược lại cho cả một chuỗi bao gồm: Nhà bán lẻ, nhà sản xuất, những đơn vị đối tác, những nhà phân phối, để tất cả đều hưởng lợi từ đó.

Chẳng hạn như, nhà sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được dòng tiền. Nhà phân phối sẽ quản lý được kênh bán hàng tốt hơn và không phải cạnh tranh với nhau, từ đấy giá cũng minh bạch và bán đúng giá nhà sản xuất đưa ra. Ngoài ra, nhà bán lẻ cũng tiết kiệm được thời gian hơn. Một ngày, họ dành được nhiều thời gian để bán hàng, tiết kiệm về chi phí, tiết kiệm về phần hàng hoá bị tồn kho. Người tiêu dùng được hưởng lợi là từ những phần tiết kiệm này, giá đến tay họ sẽ hợp lý hơn. Và hàng hoá sẽ được đảm bảo nhờ vào VinShop tối ưu được.

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Vốn dĩ nếu như không có VinShop, thì các tiểu thương, các chủ tiệm tạp hoá đã đặt hàng từ rất nhiều nhà phân phối và nhà bán buôn. Một ngày, họ phải gọi điện từ 40 - 45 cuộc là chuyện hết sức bình thường, hay có khi sáng vừa nhận hàng xong thì trưa lại nhận hàng, chiều lại nhận hàng, thậm chí tối cũng nhận hàng. 

Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta có thể gom được ngần ấy đơn hàng trên cùng một chuyến xe 24 tiếng giao đến tận khách hàng. Từ đó, công sức cũng như chi phí giao vận toàn chuỗi cũng được tiết kiệm rất nhiều, ước tính lên tới 10 - 15% tổng chi phí toàn trình.

Còn đối với kho vận là câu chuyện về lợi thế quy mô. Khi càng có sản lượng lớn thì càng có khả năng tối ưu được chi phí tốt ở quy mô lớn. Nói đơn giản thì quy mô càng lớn, lại càng tối ưu. Bởi vì bằng công nghệ chúng ta sẽ thay thế được đáng kể những công việc thủ công ở các kho hàng của những nhà phân phối, nhà bán buôn bằng những nhân sự vận hành chuyên biệt, rất thiện chiến và có năng suất thực sự tối ưu. Bằng việc đó, chúng ta có thể xử lý lượng công việc rất lớn nhưng chỉ với một số lượng nhân sự hữu hạn, điều ý nghĩa nhất là sau cùng toàn bộ chi phí tiết kiệm được bên trên sẽ được chuyển thể thành quyền lợi của người tiêu dùng cuối với mức giá bán ra tối ưu.

VinShop mang lại rất nhiều giá trị cho nhà sản xuất. Bởi vì, họ sản xuất tốt, nhưng để phân phối hàng đến nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối, thì phải cần một mạng lưới chân rết khổng lồ, bao gồm logistics và mạng lưới nhân viên bán hàng, chăm sóc điểm bán.

Tương tự trong các khối doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, chúng ta đang nói đến hàng nghìn doanh nghiệp, giả sử doanh nghiệp nào cũng set up một đội ngũ để có thể phân phối thì là một sự lãng phí khổng lồ. Như vậy, với mô hình của VinShop sẽ mang lại nhiều giá trị, giúp tối ưu nhất chi phí cũng như nguồn lực. 

VinShop đã tạo nên một chặng đường toàn trình từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí vận hành chuỗi cung ứng từ 10 - 15%, giảm sự lãng phí ở các khâu trung gian, gia tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất, nhà phân phối và các chủ tạp hoá.

Đồng thời VinShop liên tục bổ sung các tính năng công nghệ để tối ưu hóa vận hành - rút ngắn thời gian nhập hàng chỉ bằng 1/5 so với trước cho các tiểu thương. Bên cạnh đó, chúng tôi mở rộng giỏ hàng với các sản phẩm như rau củ quả, thực phẩm, hàng nhập khẩu và các mặt hàng mang nhãn hiệu VinShop.

PV: Trước đây, VinShop phải tìm đến nhà cung cấp, vậy giờ đây đã đến thời điểm nhà cung cấp tự tìm đến mình hay chưa?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Sự thay đổi này dần thể hiện rõ trong khoảng 6 tháng trở lại đây, khi mà VinShop đạt được độ phủ đến 100.000 GT. Một mạng lưới rộng đến mức độ 100.000 GT thì thực sự là một cơ hội quá lớn. Tôi nghĩ không có nhà cung cấp hay nhà sản xuất nào mà từ chối cơ hội này.

Tất nhiên, nếu nhìn tổng thể, khi VinShop mới ra thị trường thì có những lo ngại nhất định đến từ những nhà sản xuất mà thuộc dạng phòng vệ. Tức là, họ rất đề phòng với những thứ gì mới. Tôi nghĩ trong năm sau, sẽ có sự thay đổi rõ rệt, sẽ có rất nhiều nhà sản xuất đặc biệt trong khối vừa và nhỏ, họ rất cần một doanh nghiệp đồng hành và khi ấy VinShop sẵn sàng đưa lên một ngọn cờ tiên phong để có thể dẫn dắt được doanh nghiệp đó. 

Chúng tôi sẽ đưa được những sản phẩm của người Việt, vốn có chất lượng cực kỳ tốt không hề thua kém các doanh nghiệp khối ngoại, đến tay người tiêu dùng thông qua mạng lưới càng ngày càng được mở rộng ra. Bởi, VinShop rất muốn đồng hành để khẳng định câu chuyện sẽ đưa hàng Việt của người Việt lên giá kệ của những cửa hàng tạp hoá. Đây là tinh thần thực sự tốt cho cả Việt Nam nói chung và cũng nhất quán với tinh thần của Bộ Công thương “Người Việt dùng hàng Việt”.

PV: Ông có thể chia sẻ thêm về việc VinShop khắc phục điểm yếu hiện tại trong luồng phân phối từ nhà sản xuất đến tiệm tạp hoá?

Ông Vũ Đức Tuấn: Có 3 nhóm vấn đề chính mà chúng tôi tập chung giải quyết là: Hàng, tiền và dữ liệu.

Thứ nhất là, làm cho hàng hoá đến với người tiêu dùng cuối một cách thuận tiện nhất. 

Thứ hai là, nguồn tiền làm sao có thể chuyển từ người tiêu dùng cuối quay ngược trở lại nhà sản xuất một cách nhanh nhất có thể. 

Thứ ba là, liên quan đến dữ liệu, thông qua app VinShop, nhà sản xuất có thể thu thập dữ liệu từ khách hàng một cách dễ dàng, phỏng vấn được khách hàng về cảm nhận hàng hoá, sau đó đưa ra chiến lược và kế hoạch sản xuất phù hợp.

PV: VinShop liệu có góp phần làm nên “cuộc cách mạng” thay đổi thị trường bán lẻ, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Đích đến của VinShop là sẽ tạo ra “cuộc cách mạng" chuyển đổi số cho 1,4 triệu tiệm tạp hoá tại thị trường Việt Nam, trở thành điểm kết nối và gia tăng quyền lợi cho tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng.

Với các nhà sản xuất, phân phối: Được cung cấp toàn bộ năng lực toàn trình tích hợp như tiếp cận hơn 100.000 tạp hoá tại 22 tỉnh thành phố khắp Việt Nam trên hệ thống VinShop; với mạng lưới kho vận rộng khắp, được kết nối theo thời gian thực trên nền tảng áp dụng các giải pháp quản lý kho hàng chuyên biệt; vận tải với hệ thống xe và phương tiện linh động, được kiểm soát bằng ứng dụng thông minh; khả năng xử lý trung bình hơn 10.000 - 15.000 đơn hàng/ngày. Từ đó, giúp đối tác tăng trưởng, nhận diện thương hiệu, thấu hiểu các phân khúc khách hàng.

Đồng thời, đối tác VinShop được cung cấp dữ liệu theo thời gian thực đưa ra báo cáo và cái nhìn tổng quát về bao phủ thị trường, bán hàng và marketing. Việc nhận được dữ liệu theo thời gian thực là “cuộc cách mạng” với các nhà sản xuất, phân phối - so với trước đây họ phải bỏ chi phí rất lớn để nghiên cứu thị trường và tìm cách tiếp cận người tiêu dùng.

Đối với chủ tạp hóa: Nhiều tiểu thương cho biết, họ có thể kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ những lợi ích đặc biệt từ VinShop, bao gồm: Nguồn hàng phong phú từ chính các nhà cung cấp, giá cả minh bạch, hơn 100 chương trình khuyến mại mỗi tháng được may đo theo đặc tính mua hàng của người tiêu dùng trong từng khu vực riêng biệt, hay chính sách khách hàng thân thiết từ VinShop.

Đối với người tiêu dùng: Khách hàng cuối được trải nghiệm mua sắm tiêu dùng hiện đại ngay tại cửa hàng tạp hóa truyền thống như thanh toán không tiền mặt qua VinID Pay, hàng hóa nhập qua VinShop đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ chính hãng, mang lại sự yên tâm cho người dùng.

PV: Thưa ông, qua thời gian ứng dụng và phát triển mô hình này, điều khó khăn nhất để mở rộng mô hình này là gì?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Tháng 10/2022 này cũng là sinh nhật lần thứ 2 của Vinshop. Đối với một công ty mới có tuổi đời 2 năm, trước mắt cái khó khăn nhất đến từ nội tại, vì một tập thể có đến 1.000 con người thì câu hỏi là làm sao để gắn kết những con người ở những background khác nhau về đi chung một mục tiêu, hiểu vấn đề cùng một cách, đồng thuận và đưa ra các quyết định quan trọng cùng nhau hướng đến một định hướng duy nhất. Vì vốn dĩ cũng là một công ty mới và đi tiên phong trong ngành eB2B2C tại Việt Nam, nên tất cả chúng tôi đều cần giữ một tâm thế và suy nghĩ mới, để có thể đưa ra được những cách làm mới, tạo nên thành công chung.

Ở khía cạnh business, từ ngày đầu đến hiện tại, chúng tôi luôn trăn trở và tập trung vào việc làm thế nào để GT họ tin mình, đến với mình, ở lại đồng hành cùng mình, từ đó mang lại giá trị chung cho toàn chuỗi, cùng với đó liên kết tất cả các đối tác chiến lược với nhau, để cùng nhau chuyển đổi chuỗi giá trị và mang lại giá trị, trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Ông Vũ Đức Tuấn: Chúng tôi cần có những giải pháp cho những nhà bán lẻ, làm sao để họ có thể làm hiệu quả hơn, giải pháp làm sao cho logistics tiết kiệm được nhiều chi phí từ kho vận. Đồng thời chúng tôi phải đưa ra giải pháp cho nhà cung cấp, dòng tiền về hàng hoá nhanh nhất, thuận lợi nhất. Nhà phân phối thì làm thế nào để vận hành được chu trình bán lẻ. 

PV: Ông có thể chia sẻ thêm về chiến lược phát triển tiếp theo trong thời gian tới của VinShop?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: VinShop sẽ tiếp tục tập trung gia tăng thêm rất nhiều lợi ích cho khách hàng, với sự mệnh là biến đổi những chủ tiệm tạp hoá thành những nhà kinh doanh thực thụ. 

Định hướng của chúng tôi là sẽ đưa thêm nhiều tổ hợp hàng hoá mà chỉ ở VinShop mới có, để giúp cho khách hàng của mình gia tăng được lợi nhuận. Trong 2 năm vừa rồi, VinShop có 4.000 mặt hàng trên app đều là những mặt hàng rất là phổ biến như: Bia Hà Nội, bia Sài gòn, bia 333, bánh quy Danisa… Tuy nhiên trong thời gian tới, sớm thôi, VinShop sẽ gia tăng thêm tổ hợp hàng hoá khác, hàng nhập khẩu độc quyền mà chỉ VinShop mới có.

Dù có tốc độ phát triển tốt nhưng VinShop hiện vẫn còn rất nhiều dư địa thuận lợi để mở rộng sức ảnh hưởng với mô hình B2B2C đầu tiên tại Việt Nam.

Thứ nhất, dung lượng thị trường còn rất lớn. Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tổng doanh số ước đạt đến 100 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam hiện có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và hơn 9.000 chợ truyền thống, chiếm 75% thị phần. Các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống này đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh này. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khu vực, theo RedSeer Consulting.

Tạp hóa không chỉ có mức độ nhận biết cao, gần gũi, dễ tiếp cận mà còn là một điểm chạm hết sức tiềm năng để VinShop mở rộng mô hình kinh doanh của mình.

Thứ hai, Việt Nam có khoảng 61,3 triệu smartphone đang được sử dụng và là một trong 10 quốc gia có số lượng smartphone cao nhất thế giới, theo số liệu năm 2021 từ Statista. Dân số trẻ với khả năng chuyển đổi số nhanh chóng và cập nhật các ứng dụng công nghệ nhanh giúp cho VinShop dễ dàng hơn trong việc thay đổi thói quen và hành vi của khách hàng.

Kết hợp với nền tảng khách hàng thân thiết số 1 Việt Nam là VinID, mô hình B2B2C từ One Mount mang lại giá trị và gia tăng thu nhập cho tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất, nhà phân phối, các chủ tạp hóa, đến khách hàng tiêu dùng cuối.

Xu thế số hóa cùng với thị trường rộng mở là những cú hích quan trọng giúp VinShop mở rộng thị trường. Kết hợp với ưu thế về công nghệ và dữ liệu từ One Mount, cùng giải pháp tài chính từ đối tác chiến lược Techcombank, VinShop đang nắm giữ cơ hội lớn để chuyển đổi mô hình bán lẻ truyền thống, tối ưu hóa vận hành để tăng thu nhập. Khi 1,4 triệu tiệm tạp hóa được tối ưu hóa vận hành, tăng thu nhập, đời sống của những hộ dân này và cả cộng đồng xung quanh sẽ được cải thiện tốt hơn. Đây sẽ là một tương lai đáng chờ đợi, với sự góp sức của những người đi đầu như VinShop.

Ông Vũ Đức Tuấn: Mục tiêu đến năm 2025, chúng tôi sẽ chiếm 15% tổng các giá trị hàng hoá đối với thị trường mà VinShop lựa chọn. Để làm được điều đó thì hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác sâu với các nhà cung cấp, làm sao để VinShop có nguồn hàng chất lượng, ổn định. 

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ giúp nhà cung cấp đưa những mặt hàng mới, mẫu mã mới đến các cửa hàng bán lẻ. Song song đó là chúng tôi tiếp tục chuyển đổi những cửa hàng tạp hoá, để làm sao họ có đủ công cụ, kiến thức, kỹ năng về chất lượng hàng hoá, mô hình kinh doanh mà có thể cạnh tranh được với những xu hướng mới trong ngành bán lẻ trên thị trường. 

Ngoài ra, chúng tôi vẫn luôn tập trung vào thế mạnh về công nghệ và logistics. Đối với công nghệ thì làm thế nào dựa trên dữ liệu để tối ưu từng điểm chạm, từng chi phí nhỏ nhất. Còn về logistics, thì tiếp tục mở rộng có thể kiểm soát được những thông tin một cách đầy đủ theo giờ, giá thực, làm sao để tiết kiệm được những khâu bị hao phí. Đồng thời chúng tôi cũng chuẩn bị năng lực để làm sao đưa được hàng hoá đến những khu vực chưa có VinShop./.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/vinshop-mo-hinh-nen-tang-so-hoa-hang-dau-cho-nganh-ban-le-truyen-thong-viet-nam-20201231000007527.html