Việt Nam lần đầu tiên có trường vào tốp 10 đại học nghiên cứu hàng đầu ASEAN
Cập nhật lúc: 17/02/2020, 20:00
Cập nhật lúc: 17/02/2020, 20:00
Theo cơ sở dữ liệu Web of Science hay WoS (Clarivate, Mỹ), năm 2019 (tính đến 31-12-2019) các nước ASEAN đã công bố tổng cộng 63.445 công trình trên các tạp chí ISI (các tạp chí nghiên cứu khoa học nổi tiếng thế giới). Trong nhóm 10 ĐH dẫn đầu khu vực ASEAN có 1 đại diện duy nhất của Việt Nam là trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU), xếp thứ 7/10.
Đứng đầu tốp 10 này vẫn là 2 đại diện đến từ Singapore. Trong đó, ĐH quốc gia Singapore là số 1 và Đại học kỹ thuật Nanyang đứng thứ hai.
Tổng cộng Singapore có 2 ĐH, Malaysia có 5, Việt Nam có 1 và Thái Lan có 2 đại học trong TOP 10 này. Malaysia đã có số lượng áp đảo trong TOP 10 ASEAN về các đại học nghiên cứu mạnh (chiếm đến 50%).
Tuy nhiên, tổng số công trình trên tạp chí ISI của 5 ĐH này trong năm 2019 lại là 11.684, ít hơn tổng công trình công bố của 2 ĐH Singapore (tổng công bố của 2 ĐH Singapore là 12.995 công trình). Điều này chứng tỏ, các ĐH của Singapore đã đạt đẳng cấp rất cao trong khu vực và cả trên thế giới.
Đại diện duy nhất của Việt Nam, được biết trong giai đoạn 2016-2018, TDTU đã được xếp vào nhóm 25 các cơ sở nghiên cứu hàng đầu Khu vực ASEAN. Năm 2019, TDTU đã có sự phát triển vượt bậc và đã bứt phá một cách ngoạn mục để gia nhập nhóm 10 đại học hàng đầu của khu vực.
Cũng trong năm 2019 và trên bình diện thế giới, TDTU được xếp hạng 960 trong tổng số các đại học tốt nhất thế giới theo URAP, TOP 1000 đại học tốt nhất thế giới và là đại học số 1 Việt Nam theo ARWU năm 2019, tốp 200 các đại học tốt nhất thế giới về phát triển bền vững theo THE năm 2019.
Riêng năm 2019, TDTU đã công bố 2130 công trình ISI, gần bằng 3 năm trước đó cộng lại; và khi so sánh, thì TDTU đã vượt Chulalongkorn và Mahidol. Khoảng cách giữa TDTU và NUS chỉ còn 3,4 lần; giữa TDTU và NYTU chỉ còn 2,67 lần thay vì 10,14 lần và 8,45 lần như 3 năm trước năm 2019.
17:07, 14/02/2020
16:54, 11/02/2020
16:24, 11/02/2020