19/01/2025 | 02:18 GMT+7, Hà Nội

Vì sao bạn phải "ăn sáng như một ông vua"?

Cập nhật lúc: 09/10/2015, 09:04

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày đối với mỗi người. Những người không có thói quen ăn sáng để giảm câm hoặc vì lười thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp vài lần so với những người ăn sáng đầy đủ.

Trải qua một đêm dài, bụng đã trống, cơ thể thiếu hụt năng lượng. Đó là lý do bạn cần ăn sáng để bổ sung năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong cả buổi sáng.

Những người bỏ qua bữa ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn 27% so với người ăn sáng đều đặn.Những người ít khi ăn sáng dễ đối mặt với tình trạng cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, nếu bỏ bữa sáng lâu ngày bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe tim mạch mãn tính, thậm chí là chứng đột quỵ.

Ngoài những vấn đề kể trên, khi bỏ bữa sáng bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sau:

1. Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp

Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.

Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

2. Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa

Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

Ngay khi ngủ dậy dạ dày cần phải có thức ăn để thực hiện chức năng co bóp.

Sau khi ngủ dậy dạ dày cần phải có thức ăn để thực hiện chức năng co bóp.

3. Tăng khả năng bị béo phì và bệnh ung thư

Bỏ bữa sáng làm ngưng trệ quá trình nạp năng lượng trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến nhu cầu ăn bù ở những bữa sau. Điều này làm mất cân đối năng lượng, mở đường cho việc tăng tỷ lệ béo phì. Một nghiên cứu ung thư ở Anh chỉ ra rằng một người bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư.

4. Phản ứng chậm chạp

Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày. Khi đó, cơ thể bạn mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn, phản ứng trì trệ.

Từ đó dẫn đến việc bạn sẽ làm việc kém hiệu quả hoặc làm việc trong trạng thái lờ đờ, kiệt sức.

Bữa sáng với ngũ cốc sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cho cả ngày dài.

Bữa sáng với ngũ cốc sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cho cả ngày dài.

5. Nhanh lão hóa

Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.

6. Chứng táo bón “ghé thăm”

Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.

Nếu không có thời gian thì các loại ngũ cốc ăn liền và sữa là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng.

Nếu không có thời gian thì các loại ngũ cốc ăn liền và sữa là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng.

7. Có khả năng mắc các bệnh mãn tính

Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.