17/05/2024 | 22:20 GMT+7, Hà Nội

Vắc xin Quinvaxem đã khiến bao nhiêu trẻ em tử vong?

Cập nhật lúc: 30/10/2015, 15:16

Vắc xin Quinvaxem còn được gọi là vắc xin “5 trong 1”. Đây là loại vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) - những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, từ khi Quinvaxem được đưa vào danh mục tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 6/2010 thì đã có nhiều trường hợp bị sốc và có trường hợp dẫn tới tử vong ở trẻ sau khi tiêm loại vắc xin này.

Gần đây nhất, là trường hợp của bé Nguyễn Ngọc Tường Vy (4,5 tháng tuổi). Được biết, 25/10/2015, gia đình anh Nguyễn Văn Thắng (xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đưa bé Tường Vy đến trạm y tế xã để tiêm vắc-xin Quinvaxem.

Trước khi bé tiêm, kiểm tra sức khỏe sàng lọc thấy sức khỏe bình thường. Sau khi tiêm, cháu Vy ở lại trạm 30 phút để theo dõi nhưng không có biểu hiện bất thường nên được về nhà.

Gia đình cho biết đây là lần thứ hai, bé Vy tiêm vắc-xin Quinvaxem.

Tuy nhiên, đến sáng 26/10, Vy bị nôn và đến chiều cùng ngày xuất hiện những vết tím ở mông, được nhân viên y tế kiểm tra, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ. Sáng ngày 27/10, bé Vy tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm trùng nặng.

Vắc xin Quinvaxem còn được gọi là vắc xin “5 trong 1”

Trước đó, vào ngày 20/10/2015, bé Lô Tuấn Trường (3,5 tháng tuổi, trú tại bản Có Hướng, xã Quang Phong, huyện Quế Phong) được bố mẹ đưa đi tiêm chủng vắc-xin tại trạm y tế của xã.

Khi tiêm xong được khoảng 4 phút sau thì bé Trường khóc, ngất và tử vong ngay sau đó.

Được biết, trước khi tiêm, sức khỏe của bé bình thường, vắc-xin sử dụng tiêm cho cháu là loại vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem).

Sáng 3/9/2015, bé Nguyễn Đức Hiếu (3 tháng 20 ngày tuổi, trú tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô) được gia đình đưa đến trạm y tế xã Nam Xuân để tiêm vắc xin theo lịch. Tại đây, các y tá tiến hành tiêm vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem) cho cháu Hiếu.

Sau khi tiêm, bé Hiếu được để lại trạm khoảng 40 phút để theo dõi. Thấy bé không có biểu hiện gì, gia đình đã đưa bé về nhà. 

Về nhà, bé Hiếu vẫn chơi khỏe và ăn uống như thường lệ. Khoảng 16h cùng ngày, bé bắt đầu có những biểu hiện khác thường như khóc nhiều, ít bú và hơi thở yếu dần.

2h sau, tình trạng bé ngày càng nặng nên gia đình đưa trở lại Trạm Y tế xã Nam Xuân song không gặp được nhân viên y tế. Bé được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Krông Nô nhưng tử vong trên đường.

Nhiều trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem

Vào ngày 26/6/2015, tại Đà Nẵng, bé Phạm Nguyễn Quốc Bảo (Sinh năm 2015, ngụ quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) được gia đình đưa đi tiêm vắc xin Quinvaxem tại Trạm y tế phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.

Đến tối cùng ngày, Bảo lên cơn sốt nhẹ. Gia đình đã cho bé Bảo uống thuốc hạ sốt nhưng đến 8h sáng hôm sau thì phát hiện bé bị xuất huyết ở mũi và tử vong sau đó.

Ngày 17/3/2013, lãnh đạo Phòng Y tế TP Đà Lạt đã xác nhận bé Đinh Ngô Ngọc Vương Anh (4 tháng tuổi) ngụ tại khu Tùng Lâm, phường 7, tử vong sáng 16/3 do tai biến sau khi tiêm văcxin 5 trong 1. Bé được tiêm chủng ngừa tại trạm y tế phường vào ngày 15/3.

Gia đình cho biết, sau khi tiêm văcxin về, bé có biểu hiện sốt cao. Người nhà tự cho bé uống 3 liều paracetamol mà không đưa tới cơ sở y tế.

Vào ngày 4/1/2013, sau khi tiêm văcxin "5 trong 1" Vinquaxem, một bé trai 3 tháng tuổi ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, đã qua đời.

Bé được cán bộ y tế khám sàng lọc, không sốt nên chỉ định tiêm, sau đó mẹ đưa về nhà theo dõi. Cả ngày hôm đó, bé bú bình thường, không sốt.

Đến 4h sáng hôm sau, thấy con bú ít, có biểu hiện lả đi, gia đình vội đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu, 20 phút sau thì bé tử vong.

Riêng trong ngày 5/9/2011, đã có 2 trường hợp phải cấp cứu sau tiêm ngừa vắc xin "5 trong 1" Vinquaxem.

Được biết, trưa 5/9, bé trai ba tháng tuổi Lâm Chí Kiệt ở xã Khánh An (U Minh, Cà Mau) được đưa vào Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cấp cứu vì khó thở, run, cơ thể tím tái.

Người thân của bé cho biết cho biết những triệu chứng này xuất hiện sau vài giờ tiêm ngừa văcxin DPT 5 trong 1 ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà, quai bị, sởi và uống OPV ngừa bại liệt tại Trạm Y tế xã Khánh An.

Vài phút sau bé Ngọc Lâm gần ba tháng tuổi ở phường 8, thành phố Cà Mau, cũng nhập viện cấp cứu trong tình trạng tương tự sau khi tiêm ngừa, uống OPV tại trạm y tế phường.

Hai bé đều chích ngừa văcxin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Theo 1 thông kê trong năm 2014 về các tai biến sau tiêm Quinvaxem ghi nhận gần 10 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin này

Sáng 5/10/2010, 1 bé gái 3 tháng tuổi tử vong sau tiêm văcxin 5 trong 1.

Gia đình cho biết, bé được tiêm mũi văcxin ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và HiB tại trạm y tế phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) sáng ngày 5/10.

Sau tiêm bé chỉ có triệu chứng sốt, nhưng đến khoảng 15h ngày 6/10 thì toàn thân tím tái. Bé nhập viện trong tình trạng li bì, rên rỉ, môi tím tái, mạch yếu. Chẩn đoán cho thấy, bé bị suy hô hấp nghiêm trọng do sốc nhiễm trùng

Dù các bác sĩ đã truyền dịch, cho thở ôxy nhưng chỉ năm phút sau, bé ngưng tim ngưng thở. Việc xoa bóp tim và các phương pháp tích cực khác cũng đã được tiến hành nhưng bé không qua khỏi.

Theo 1 thông kê trong năm 2014 về các tai biến sau tiêm Quinvaxem ghi nhận gần 10 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin này.

Trong đó, một số trường hợp được xác định có phản ứng quá mẫn và sốc phản vệ với vắc-xin. Các trường hợp khác là do bệnh lý trùng hợp ngẫu nhiên hoặc tử vong không rõ nguyên nhân.