Từng bị nợ xấu, ngân hàng không duyệt thì vay ở đâu?
Cập nhật lúc: 02/08/2018, 11:31
Cập nhật lúc: 02/08/2018, 11:31
Anh T. Quang (39 tuổi) hiện đang làm việc cho một công ty về may mặc ở Đồng Nai cho biết anh muốn vay khoảng 200 triệu đồng tiền mặt để tranh thủ mở thêm xưởng gia công tại nhà vì công việc hiện tại giúp anh có nhiều mối hàng rất tốt.
Tuy nhiên, sau khi chạy vạy vay mượn khắp các chỗ quen biết vẫn thiếu hơn 50 triệu đồng trong khi thời hạn trả nợ đối tác đã đến rất gần. Khi tìm đến ngân hàng, anh bị từ chối vay vì không có tài sản thế chấp và từng "rơi" vào "danh sách đen" do nợ quá hạn hơn 3 tháng khi vay tiền trước đây.
"Việc nợ quá hạn là do chuyện làm ăn có chút trục trặc chứ không phải tôi cố tình. Dù sau đó tôi đã trả đầy đủ cả gốc, lãi và tiền phạt, tuy nhiên, vì bị coi là nợ xấu nên giờ tôi không vay được ngân hàng nữa", anh Quang ngậm ngùi.
Giữa lúc khó khăn về nguồn vốn, anh Quang được giới thiệu hình thức vay tín chấp qua các công ty tài chính tiêu dùng với thủ tục đơn giản hơn rất nhiều so với ngân hàng.
Sau khi nghiên cứu, anh Quang quyết định vay 50 triệu đồng từ công ty FE Credit. Toàn bộ quá trình xác minh thông tin, lịch sử tín dụng đến khi ra quyết định vay và ký hợp đồng chỉ chưa đầy 30 phút đồng hồ. Thủ tục cũng chỉ cần CMND và Hộ khẩu, không cần cung cấp các giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo hay các loại giấy tờ khác.
"Vì từng bị nợ xấu nên tôi phải vay mức lãi suất cao hơn so với người khác là 28%/năm. Còn nếu lịch sử tín dụng tốt thì lãi suất chỉ khoảng 20%/năm mà thôi. Tôi thấy hài lòng với mức lãi suất này vì lãi suất vay ngân hàng giờ cũng không hề thấp còn nếu vay tín dụng đen thì cũng không dưới 40%", anh Quang giãi bày.
Thực vậy, nếu chỉ thoáng nhìn vào mức lãi suất thì nhiều người sẽ giật mình với lãi suất của hình thức cho vay tiêu dùng từ các công ty tài chính. Tuy nhiên, thực chất, mức lãi suất này chỉ tương đương, thậm chí còn thấp hơn (nếu lịch sử tín dụng của người đi vay tốt và khả năng trả nợ tích cực) so với lãi suất vay qua thẻ tín dụng hiện cũng đang ở mức 30-35% của các ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, hình thức vay tiêu dùng từ các công ty tài chính lại có ưu điểm là thủ tục nhanh chóng, đơn giản, không yêu cầu tài sản thế chấp hay chứng minh thu nhập còn các ngân hàng thương mại đều yêu cầu khách hàng phải cung cấp rất nhiều giấy tờ khác nhau như xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy tờ chứng minh thu nhập, nguồn trả nợ, chứng minh tài sản đảm bảo bản gốc để thế chấp ngân hàng,…
Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm rằng, lãi suất đi vay tài chính tiêu dùng là không có định. Các khách hàng càng có lịch sử tín dụng tốt, có khả năng trả nợ cao thì lãi suất càng thấp. Ngược lại, nếu trong quá khứ từng bị xếp vào nhóm nợ xấu thì khách hàng sẽ phải trả lãi vay cao hơn, thậm chí không được vay.
Theo quy định, các khách hàng sẽ được chia theo 5 nhóm, căn cứ vào tình hình thanh toán các khoản vay. Cụ thể, nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày); Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (Từ 10 - 90 ngày); Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (Từ 91 - 180 ngày); Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (Từ 181 - 360 ngày); và Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn trên 360 ngày).
Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2 thì nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn xét duyệt cho vay, tuy nhiên sẽ bao gồm điều kiện khắt khe hơn mức lãi suất cao hơn. Đối với nợ từ nhóm 3 trở lên thì rất khó để được các tổ chức cho vay.
Vì vậy, để tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu, đại diện công ty FE Credit khuyên các khách hàng nên tìm hiểu số tiền cần trả mỗi tháng, đánh giá lại nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại, đảm bảo chi phí trả nợ không quá 50% thu nhập mỗi tháng để duy trì được việc trả nợ khi không may nguồn thu nhập chính bị gián đoạn hay cắt giảm.
Đặc biệt, khách hàng cần theo dõi sát sao lịch trả nợ để có kế hoạch trả đúng ngày ấn định trong hợp đồng và không phải chịu nợ xấu hay bị phạt quá hạn.
08:13, 24/07/2018
08:51, 22/07/2018
23:38, 18/07/2018
01:16, 01/06/2018