Trẻ bị táo bón gây chán ăn, mẹ cần làm ngay những mẹo sau!
Cập nhật lúc: 20/07/2019, 11:00
Cập nhật lúc: 20/07/2019, 11:00
Táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé (Ảnh minh họa)
Hàng ngày, các bà mẹ nên quan tâm theo dõi khi trẻ đi đại tiện như thế sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng táo bón ở trẻ. Bé có thể bị táo bón khi: Bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày, bé từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần, bé từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần. Phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như hạt. Đồng thời, bé có các dấu hiệu chướng bụng, cứng bụng và khó khăn trong việc đi ngoài.
Trẻ bị táo bón thường do các nguyên nhân như:
- Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ và nước.
- Trẻ dùng sữa công thức: Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
- Do giảm trương lực ruột trong bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu.
- Các dị tật bẩm sinh: phình đại tràng, giãn đại tràng. Táo bón thường bắt đầu sớm ngay sau khi đẻ và thường kéo dài hàng tháng.
- Mắc phải: trẻ bị nứt hậu môn, hoặc bị trĩ, nên khi đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn.
Mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ, là cách điều trị trẻ bị táo bón đơn giản.
Bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả (Ảnh minh họa)
Đây là cách tốt nhất để trị chứng táo bón cho trẻ. Mẹ nên thêm vào thực đơn cho trẻ các loại rau tốt cho đường tiêu hóa như: mồng tơi, rau đay, khoai lang hoặc các loại quả như: đu đủ, cam, bưởi,…Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé uống các loại nước ép hoa quả để bổ sung nước và chất xơ cho bé.
Mẹ nên hình thành thói quen tốt này cho con từ khi còn nhỏ. Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đại tiện giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn để chữa trị táo bón. Hơn nữa, tập cho con đi vệ sinh đúng giờ cũng là biện pháp đề phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học.
Mẹ cho bé nằm ngửa trên giường, hai chân hướng về phía mẹ. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển chân của bé theo vòng tròng giống như đang đạp xe đạp. Điều này sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Đây là phương pháp nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Biện pháp massage này vừa giúp bé thoải mái, vừa hỗ trợ trị táo bón ở trẻ.
Nguồn: https://giadinhvietnam.com/tre-bi-tao-bon-gay-chan-an-me-can-lam-ngay-nhung-meo-sau-d145937.html
21:00, 18/07/2019
10:00, 17/07/2019
10:00, 13/07/2019