Trẻ bị bắt nạt và bắt nạt ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào?
Cập nhật lúc: 14/12/2015, 02:41
Cập nhật lúc: 14/12/2015, 02:41
Xem thêm:
1. 10 thói xấu nhưng lại là tốt cho sự phát triển của trẻ 1-3 tuổi |
2. 11 câu nói cha mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ |
3. Thế hệ trẻ em sẽ ra sao nếu lớn lên cùng các thiết bị công nghệ |
Theo các chuyên gia nghiên cứu nếu trẻ em bị tẩy chay hay bắt nạt hoặc tiếp xúc với tẩy chay và bắt nạt lúc trước 8 tuổi thì khi trẻ trưởng thành có nguy cơ cao đối với bệnh rối loạn tâm thần.
Nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ rõ việc trẻ bị bắt nạt hay tẩy chay cũng như việc trẻ tiếp xúc như nhìn thấy việc trẻ khác bị bắt nạt hay tẩy chay sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về tinh thần sau này của trẻ.
Nếu việc điều trị của trẻ không được tiến hành kịp thời thì dễ dẫn đến việc mắc chứng trầm cảm và các bệnh rối loạn thần kinh khác ở cuối tuổi 20.
Tiến sỹ Andre Sourander, David Gyllenberg, Mika Gissler, Heli Malm, Miia Artama, Susanna Hinkka-Yli-Salomäki, Alan S. Brown, thuộc Đại học Turku, Phần Lan trong nhóm nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa hành vi bắt nạt trước lúc 8 tuổi và kết quả chứng tâm thần trong độ tuổi 29.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 5.034 trẻ em Phần Lan và các đánh giá của việc tẩy chay, bắt nạt và tiếp xúc với tẩy chay bắt nạt được dựa trên thông tin từ các trẻ em, phụ huynh và giáo viên của các trẻ em này.
Khoảng 90 % người tham gia nghiên cứu (4540 của 5034) đã không tham gia vào các hành vi bắt nạt trong đó: Khoảng 11,5 % đã nhận được chẩn đoán tâm thần bằng cách theo dõi. Trong khoảng 11,5% này thì có:
- Khoảng 19,9 % đã tham gia vào bắt nạt thường xuyên.
- Khoảng 23,1 % đã tham gia thường xuyên tiếp xúc với bắt nạt.
- Khoảng 31,2 % đã thường xuyên tham gia bắt nạt và thường xuyên tiếp xúc với bắt nạt đã có chẩn đoán tâm thần bằng.
Người tham gia nghiên cứu được chia thành bốn nhóm:
- Những người không bao giờ hoặc chỉ thỉnh thoảng bắt nạt và không được tiếp xúc để bắt nạt.
- Những người thường xuyên bắt nạt nhưng không được tiếp xúc để bắt nạt.
- Những người thường xuyên tiếp xúc chỉ để bắt nạt.
- Những người thường xuyên bắt nạt và được tiếp xúc với bắt nạt.
Việc trẻ bị bắt nạt sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lí khi trưởng thành của trẻ vậy nên cha, mẹ, cộng đồng xã hội ... nên có các chính sách để bảo vệ quyền lợi của trẻ em để trẻ em được phát triển đầy đủ nhất.
Khi bé bị bắt nạt thì cha mẹ nên kịp thời quan tâm, an ủi bé, dành cho bé sự cổ vũ tinh thần. Việc này có thể xua tan cảm giác bất an của bé, giúp bé bình tâm lại, trút bỏ hết những ấm ức vừa phải chịu.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên có thái độ oán trách, thương hại, đau lòng, vì như vậy chỉ khiến cho bé thấy ấm ức hơn thôi. Hãy tỏ ra bình tĩnh, vững vàng để bé thấy luôn có cha mẹ ở bên cạnh, cha mẹ sẽ không bỏ rơi bé một mình đối diện với khó khăn.
Cha mẹ nên nói với bé rằng, bị bạn bắt nạt không phải là lỗi của bé, như vậy sẽ giúp bé thoát khỏi tâm trạng đau khổ.
Cha mẹ hãy cổ vũ bé giành chiến thắng một lần, tất nhiên không phải bằng cách đánh nhau. Có một câu truyện cổ tích như sau:
Nghỉ hè, Gấu con cùng các bạn chơi nhảy dây đôi rất vui vẻ. Nhưng trò chơi bị một cô bé làm gián đoạn, cô bạn đó có một chiếc xe đạp rất “ngầu”, khiến cho các bạn của Gấu con đều bị thu hút, chạy theo chơi với bạn đó.
Nhưng cô bạn đó lại không thích Gấu con, lại còn hay chế giễu, chê bai Gấu nhỏ nữa.
Gấu con đạp xe ba bánh đi chơi cũng bị cô bạn đó trêu một trận.
Gấu con tức quá bèn chạy về lấy xe đạp của anh trai ra, định bụng sẽ đạp xe chạy ba vòng khiến cho cô bạn mới phải lác mắt. Thế nhưng vì người quá nhỏ nên Gấu con còn không với tới bàn đạp, làm sao đi nổi.
Sau đó, trường của Gấu con tổ chức cuộc thi nhảy dây đôi, Gấu con và các bạn xuất sắc giành giải nhất, trong khi cô bạn kia không biết cách phối hợp ăn ý với đồng đội nên bị về bét.
Kết quả đã chứng minh, tuy Gấu con không thi đạp xe với bạn nhưng sự thật Gấu con đã giành chiến thắng.
Cha mẹ nên khích lệ bé thách thức những bạn hay bắt nạt mình bằng các trò chơi, ví dụ như chạy thi, đánh bóng, trượt patin… Tóm lại là dạy bé tự tin vào chính mình, dũng cảm đối mặt và thách thức đối phương.
Trong lớp luôn có những bạn ngang bướng, thường vô duyên vô cớ bắt nạt bạn khác. Không thể nổi giận hay dùng vũ lực để đối phó với những tên “đầu gấu” đó được, vì như vậy bé lại càng bị uy hiếp khi đến lóp.
Biện pháp phòng tránh bị bắt nạt xem ra vẫn có hiệu quả hơn. Đối với những đứa trẻ chỉ thích bắt nạt bạn, cha mẹ hãy dạy bé làm như sau: khi bạn đó có ý muốn gây gổ thì bé hãy nói với đối phương “Tớ không thích cậu!” rồi chạy đi ngay, tránh bị đối phương bắt được và bị đánh.
Nếu như bé sợ bị đánh thì hãy nhanh chóng tìm đến chỗ cô giáo hoặc người lớn, hoặc những chỗ có người giúp đỡ, bênh vực.
Hãy dạy cho bé cách tự vệ, khi bị đánh không nên cam chịu làm thinh, không dám nói cho người lớn biết, như vậy thì tình hình càng tệ hơn, nếu như bị bắt nạt trong thời gian dài thỉ tâm sinh lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Trẻ em là những đứa trẻ sinh ra để được yêu thương không phải sinh ra là để đe dọa hay tra tấn" - Lorber
Theo Sciencedaily.com
11:30, 10/08/2020
15:25, 08/03/2016
15:41, 11/12/2015
19:05, 09/12/2015
16:15, 09/12/2015