19/01/2025 | 06:19 GMT+7, Hà Nội

Tình trạng làm giả giấy tờ trong lĩnh vực thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp

Cập nhật lúc: 04/05/2019, 12:23

Đó là nhận định được đưa ra tại cuộc họp tổng kết thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018 của ngành y tế.

Thời gian qua, tình trạng làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức về lĩnh vực thực phẩm; cố tình vi phạm pháp luật về ATVSTP, buôn lậu, làm hàng giả là thực phẩm vẫn phức tạp cần có sự vào cuộc của các lực lượng có chức năng điều tra nhằm tăng cường kiểm soát thực phẩm thẩm lậu qua biên giới.

Đó là nhận định được đưa ra tại cuộc họp tổng kết thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018 của ngành y tế.

Theo báo cáo của 63 địa phương cho thấy, trong 9 tháng năm 2018 cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 401.653 cơ sở, phát hiện 77.105 cơ sở vi phạm về ATTP (chiếm 19,2%); đã xử lý 24.603 cơ sở, trong đó phạt tiền 21.613 cơ sở với số tiền phạt gần 42,5 tỷ đồng. Ngoài các hình thức xử phạt chính, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Đình chỉ lưu hành sản phẩm (195 cơ sở); số cơ sở có nhãn phải khắc phục 485; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 3.926 cơ sở; tiêu hủy 3.821 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng ATTP.

Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra: Vi phạm ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh cơ sở, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định.

tinh trang lam gia giay to trong linh vuc thuc pham van dien bien phuc tap

Trong năm 2018, qua kiểm tra Bộ Y tế đã phát hiện, xử lý 114 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 6 tỷ đồng. Ảnh tư liệu

Tại Bộ Y tế (từ ngày 1-1-2018 đến 18-12-2018) Thanh tra Bộ Y tế, Cục ATTP tiến hành thanh tra, kiểm tra 317 cơ sở (trong đó có 229 cơ sở thanh tra, kiểm tra đột xuất) đã phát hiện, xử lý 114 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 6 tỷ đồng.

Cùng với việc xử lý vi phạm hành chính các cơ sở vi phạm, Cục ATTP đã tạm dừng lưu thông 26 lô sản phẩm vi phạm, thu hồi 56 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, 8 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và 7 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Đồng thời, Cục ATTP đã chuyển Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử 23 trường hợp; chuyển cơ quan điều tra 10 vụ việc có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, trong năm qua Bộ Y tế và các địa phương đều đã vào cuộc, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra-đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất (riêng Bộ Y tế triển khai thanh, kiểm tra đột xuất chiếm 72,2% số cơ sở được thanh tra). Công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương tới địa phương có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có liên quan. Năng lực của các đoàn thanh tra, kiểm tra được nâng lên, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm đúng quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm về vệ sinh thú y, không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định... vẫn diễn biến phức tạp. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng và các địa phương thì sẽ có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống, vùng sâu, vùng xa.

Tình trạng làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức về lĩnh vực thực phẩm có diễn biến phức tạp. Tình trạng cố tình vi phạm pháp luật về ATTP, buôn lậu, làm hàng giả là thực phẩm vẫn phức tạp, cần có sự vào cuộc của các lực lượng có chức năng điều tra như CA, hải quan... tăng cường kiểm soát thực phẩm thẩm lậu qua biên giới.

Bên cạnh đó, tình trạng quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Youtube; facebook, zalo, trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong quản lý nội dung quảng cáo, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm. Đặc biệt một số website chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài nên cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát, khó xử lý; việc xử lý vi phạm ở địa phương còn tình trạng chưa nghiêm, tỷ lệ nhắc nhở vẫn chiếm 68,09%.

Để tăng cường bảo đảm ATTP, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước theo Chi thị số 13 về Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; có đánh giá trách nhiệm của UBND trong việc để xảy ra mất ATTP trên địa bàn; tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn. Cùng đó, các tỉnh, TP giáp biên giới cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn.