22/11/2024 | 07:09 GMT+7, Hà Nội

Tìm hiểu tất tần tật về ngày lễ Halloween

Cập nhật lúc: 25/10/2015, 10:16

Lễ Halloween diễn ra vào ngày 31.10 hàng năm là phong tục chủ yếu ở các nước Châu Âu nhưng hiện nay đã khá phổ biến và được hưởng ứng tại các nước Châu Á.

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.

Trong dịp lễ hội Halloween này giới trẻ sẽ có những buổi tiệc tùng hóa trang với những hình thù độc đáo và kỳ bí. Các cuộc vui chơi trong ngày lễ Halloween thường bắt đầu từ những câu chuyện ma quỷ phù thủy và những chuyện may rủi trong cuộc sống...

1. Nguồn gốc của lễ hội Halloween

Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Eve", nghĩa là 'Buổi tối vọng (Lễ) Chư Thánh') là ngày bắt đầu Tam nhật Mùa Các Thánh (Allhallowtide) - khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. 

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch.

Halloween là lễ hội được mong chờ suốt năm,

Halloween là lễ hội được mong chờ suốt năm.

Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người.

Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

2. Những món ăn truyền thống ngày Halloween

Món ăn truyền thống ngày Halloween.

Món ăn ngày Halloween.

Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, Barnbrack, Colcannon...

3. Biểu tượng cho ngày lễ Halloween

Biểu tượng của Halloween là chiếc đèn lồng bí ngô của chàng Jack. Các biểu tượng phụ của Halloween là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Các biểu tượng của ngày Halloween.

Các biểu tượng của ngày Halloween.

4. Những tập tục trong ngày Halloween

Lễ hội hóa trang: Đây là phong tục phổ biến nhất vào Halloween, đặc biệt là đối với trẻ em. Trang phục thường gặp là những bộ quần áo hóa trang phù thủy, ma quỷ, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng hoặc những sinh vật siêu nhiên khác…

Trick – or – Treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng.

Trò chơi xin kẹo đêm Halloween.

Trò chơi xin kẹo đêm Halloween.

Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat" (Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi).

Đốt lửa: Trong ngày lễ Halloween, người ta đốt lửa với hi vọng mặt trời sẽ ngày lại ngày chiếu sáng và lưu lại trong thời gian lâu hơn, giúp cho mùa màng bội thu. 

Trang trí lồng đèn: Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó.

Jack thỏa thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống. Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, Jack không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục.

Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong quả bí ngô.

Trẻ em thường chơi trò đục khoét quả bí ngô, củ khoai tây hoặc bí đao; sau đó khắc hình thù những khuôn mặt lên đó, đặt nến vào bên trong để thắp sáng. Những chiếc lồng đèn này được gọi là "Jack O'Lantern".

Lễ hội hóa trang ngày Halloween.

Lễ hội hóa trang ngày Halloween.

Đớp táo: Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả.

Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain.

Có rất nhiều hình thức chơi liên quan đến táo trong đêm Halloween, phổ biến nhất là hình thức thi nhau lấy được thật nhiều quả táo trong thau nước, hoặc thi gọt vỏ táo, vỏ táo càng dài thì càng sống lâu…

Người nào càng lấy được nhiều táo, người đó càng gặp nhiều may mắn trong năm tới. Thiếu nữ nào túm được quả táo, chắc chắn cô ấy sẽ kết hôn năm đó.

5. Ý nghĩa của ngày lễ Halloween

Lễ hội Halloween là dịp vui chơi có nhiều ý nghĩa.

Lễ hội Halloween là dịp vui chơi có nhiều ý nghĩa.

Thông qua hành động và cuộc đời của Jack, bài học cuộc sống mà những người trẻ tuổi cần rút ra là: Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt, phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn, không nên lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi…