07/10/2024 | 20:57 GMT+7, Hà Nội

Tiếp tục giảm lãi suất, tạo thuận lợi tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Cập nhật lúc: 07/05/2023, 18:24

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, việc giảm lãi suất là một trong những chính sách rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực giúp các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Theo đó, chính sách hạ lãi suất cho doanh nghiệp là một trong 8 chính sách NHNN triển khai trong 4 tháng đầu năm 2023:

Một là, việc điều hành chính sách tiền tệ để bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền cũng như bảo đảm ổn định tỉ giá. Đấy là một trong những điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất đã được triển khai tích cực.

Hai là, tạo dư địa của lượng tín dụng năm nay, dự kiến là 14,5%, cho việc khôi phục nền kinh tế cũng như tăng trưởng.

Ba là, luôn bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế cũng như tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

Bốn là, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu qua những chỉ đạo, điều hành hiện nay. Tốc độ tăng của kinh doanh bất động sản hiện nay rất cao (9,78%) trong khi tín dụng chung của nền kinh tế tăng 3,24% tính đến thời điểm hiện nay.

Năm là, gói 120 nghìn tỷ cho bất động sản cho 3 đối tượng ưu tiên và rất nhiều gói khác của các ngân hàng thương mại triển khai, đặc biệt là khối ngân hàng thương mại nhà nước.

Sáu là, giãn hoãn nợ, kéo dài thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp có khó khăn đến kỳ hạn chưa trả nợ được, kể cả lãi và gốc 1 năm.

Bảy là, chỉ đạo tất cả các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí chính, thủ tục giảm chi phí… hỗ trợ cho doanh nghiệp

Tám là chính sách giảm lãi suất.

Từ đầu năm đến nay, trong 8 giải pháp đó, giải pháp giảm lãi suất được NHNN tính đến là giảm lãi suất điều hành. Trong thời gian rất ngắn, đánh giá tính hình kinh tế trong nước và quốc tế nên quyết định giảm lãi suất điều hành, tạo định hướng cho các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay.

"Tôi chỉ nói mấy con số tổng quan, một là giảm lãi suất huy động chung của tất cả các tổ chức tín dụng của nền kinh tế khoảng từ 1-1,2% lãi suất huy động, còn giảm lãi suất cho vay chung của các ngân hàng trong cả hệ thống khoảng 0,5-0,65%. Riêng các ngân hàng thương mại nhà nước, mức giảm tích cực hơn. Đây cũng là những ngân hàng chủ lực, có vai trò định hướng thị trường, phần lãi suất huy động giảm từ 1-1,5%, lãi suất cho vay giảm từ 1,5-2%. Đây là mức tính trung bình cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Hiện nay, theo thống kê của chúng tôi, những khoản tiền gửi mới và những khoản tiền cho vay mới, những khoản tín dụng mới vừa được thực hiện thì tiền gửi bình quân là 6,0-6,1% (cộng tất cả kỳ hạn lại chia bình quân); cho vay khoảng từ 9-9,2%. Đây là những con số cho thấy tốc độ giảm lãi suất của chúng ta khá tích cực trong thời gian vừa qua.

Trong thời gian tới, kỳ vọng giảm lãi suất với doanh nghiệp thì quan điểm của chúng tôi vẫn là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hợp lý và bảo đảm được mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và bảo đảm sự hài hòa giữa tỉ giá và lãi suất. Chính vì thế điều hành lãi suất trên tinh thần vận động, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giảm những chi phí để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn", ông Tú chia sẻ.

Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tích cực giảm lãi suất trong thời gian tới, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp. Ảnh: VGP
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tích cực giảm lãi suất trong thời gian tới, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp. Ảnh: VGP

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước liên tục có hướng dẫn, chỉ đạo và kêu gọi các ngân hàng tích cực cơ cấu lại chi phí, hoạt động, nhằm giảm lãi suất xuống mức thấp nhất hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Việc đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp các NHTM giảm chi phí, qua đó có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có thể kể tới Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) liên tục đi đầu hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ngay từ đầu tháng 3/2023, lãi suất huy động bậc thang của SHB chỉ còn 7% với kỳ hạn 6 tháng và 7,6% với kỳ hạn 12 tháng. Đối với gửi tiết kiệm online, mức cao nhất tại SHB chỉ còn 8,5% (12 tháng) và 8% (6 tháng).

SHB cũng tự hào là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân tiên phong tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN. Đây là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại.

SHB luôn thẩu hiểu và đồng hành cùng khách hàng đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn nhất. SHB đã tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp với hàng loạt chương trình hỗ trợ thiết thực, vượt trội và là một trong các Ngân hàng TMCP hỗ trợ lãi suất mạnh mẽ nhất cho khách hàng trong đại dịch, với gói hỗ trợ tín dụng trị giá lên đến hơn 30.000 tỷ đồng.

Đồng thời, SHB triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp rất mạnh mẽ, trong số đó phải kể tới chương trình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ, dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nữ chủ như tặng tài khoản số đẹp đẳng cấp cho doanh nghiệp và lãnh đạo, miễn phí 100% dịch vụ chi hộ lương, miễn phí toàn bộ gói internet banking, phí chuyển tiền trong nước, miễn phí gói Combo tài khoản thanh toán Standard và phí sử dụng trong vòng 6 tháng.

Đầu tháng 4 vừa qua, SHB tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi lên tới 7.000 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 9,9%/năm và vay mua nhà dự án với lãi suất chỉ từ 10,8%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất điều chỉnh với biên độ chỉ từ 1,0%/năm. 

Thời gian vừa qua, SHB đã hợp tác thành công nhiều khoản vay vốn quốc tế có giá trị cao giúp Ngân hàng đa dạng hóa nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và phát triển. Nhiều định chế tài chính lớn như WB, ADB, IFC, KfW… đã đẩy mạnh hợp tác với SHB qua những khoản tài trợ; có thể kể tới những khoản tài trợ, đầu tư với tổng giá trị 26 dự án ODA đạt trên 2,6 tỷ USD; nguồn vốn tăng thêm từ hạn mức tài trợ thương mại đạt hơn 800 triệu USD trong năm qua; nguồn vốn trung dài hạn vay từ các tổ chức quốc tế đã đạt gần 400 triệu USD.

Ngoài SHB, còn một số ngân hàng khác đã thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tích cực chủ động kéo giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Cũng theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, vừa qua tại hội nghị ngày 25/4/2023 để triển khai Thông tư 02 về giãn, hoãn, cơ cấu lại các khoản nợ, đã đặt ra vấn đề với các ngân hàng còn cho vay cao. Một vài ngân hàng cho vay cao đã được nhắc nhở, chỉ đạo, xem xét để sao có mặt bằng thống nhất; không phải bằng nhau mà phải theo mức độ tài chính của các tổ chức tín dụng để đưa ra mức lãi suất của mình và có tính thống nhất chung, đã được xem xét đánh gi. Thời gian gần đây, các ngân hàng hầu hết đều có sự chủ động trong việc giảm lãi suất và các ngân hàng thương mại những tháng đầu năm đã có 2 đợt giảm là 3 tháng đầu năm và trong tháng 4 vừa qua.

"Sắp tới, chúng tôi chỉ đạo, định hướng, vận động các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho doanh nghiệp, vừa chia sẻ với doanh nghiệp vừa tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh hơn nữa tín dụng từ nay đến cuối năm", Phó Thống đốc cho biết.

Nguồn: https://reatimes.vn/tiep-tuc-giam-lai-suat-tao-thuan-loi-tiep-can-von-cho-doanh-nghiep-20201224000019341.html