21/01/2025 | 00:01 GMT+7, Hà Nội

Thực hư thông tin FE CREDIT lừa đảo khách hàng?

Cập nhật lúc: 04/05/2021, 14:20

Rất nhiều người cho rằng FE CREDIT lừa đảo khách hàng, tuy nhiên sự thật có phải như thế hay không, hãy cùng tìm hiểu.

FE CREDIT là công ty tài chính chuyên về vay tiêu dùng tín chấp quen thuộc ở nước ta khi chiếm khoảng 50% thị phần.

Trên các diễn đàn, mạng xã hội, những chủ đề được thảo luận liên quan tới nghi vấn có hay không việc “FE CREDIT cho vay lãi suất cao, mập mờ về lãi suất khi cho vay” khiến nhiều người hoang mang, không biết mình có nên tìm đến tổ chức này hay không. Thế nhưng, thực tế đã cho thấy, tình hình kinh doanh của FE CREDIT gần như không bị thông tin này tác động, doanh số kinh doanh cũng như tập khách hàng của công ty tài chính này vẫn tăng mạnh trong những năm gần đây.

Năm 2020, dù nhiều công ty trong nước bị ảnh hưởng xấu, thậm chí phá sản do Covid thì lợi nhuận 6 tháng đầu năm của FE CREDIT vẫn tăng 13%, đạt 2.400 tỷ đồng. Mới đây nhất, FE CREDIT được một định chế tài chính uy tín của Nhật định giá 2,8 tỷ đô và quyết định rót tiền đầu tư.

Vậy trước khi kết luận rằng thông tin FE CREDIT lừa đảo là đúng hay sai, cần phân tích rõ nguyên nhân của vấn đề này.

Thực hư thông tin FE CREDIT lừa đảo khách hàng? 0

Nguyên nhân vì sao nhiều người nói FE CREDIT lừa đảo?

Khách hàng không nắm rõ cách tính lãi suất

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường do cả phía khách hàng và nhân viên tư vấn FE CREDIT. Đôi khi nhân viên không nói cụ thể mức lãi suất, cách tính lãi suất cho khách hàng. Còn khách hàng thì cũng không đọc kỹ hợp đồng trước khi vay vốn.

Thường thì khoản vay tín chấp sẽ có 2 cách tính lãi suất như sau:

- Lãi suất trên dư nợ ban đầu

Lãi suất trên dư nợ ban đầu hay còn gọi là lãi suất cố định được tính theo số tiền mà bạn đang vay và sẽ xuyên suốt thời gian bạn vay cho đến khi đáo hạn. Lãi suất này sẽ giữ nguyên không đổi. Công thức tính như sau:

Số tiền người vay phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay / thời gian vay  + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Ví dụ cụ thể:

Khách hàng vay tín chấp tại FE CREDIT 20 triệu với lãi xuất hàng tháng là 2.5%  trong vòng 12 tháng thì số tiền bạn phải trả hàng tháng như sau:

20.000.000/12 + 20.000.000x2.5% = 2,166,666VNĐ .

Như vậy số tiền phải trả hàng tháng là 2,166,666 VNĐ

- Lãi suất trên dư nợ giảm dần

Lãi suất theo dư nợ giảm dần được tính dự trên số dư nợ thực tế, sau khi đã trừ đi số tiền gốc bạn trả hàng tháng. Công thức như sau:

+ Số tiền người vay phải trả T1 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

+ Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả T1) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

...

+ Số tiền người vay phải trả T12 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 –…– T10 – Số tiền gốc trả T11) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Ví dụ cụ thể, khi bạn vay tại FE CREDIT 10 triệu trong vòng 12 tháng thì lãi xuất sẽ được dự tính ở bảng như sau:

Thực hư thông tin FE CREDIT lừa đảo khách hàng? 1

Qua ví dụ trên, có thể thấy số tiền lãi phải trả theo cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu sẽ cao hơn khoảng hơn 1 triệu so với lãi suất trên dư nợ giảm dần.

Chính bởi sự chênh lệch này nên xảy ra trường hợp khách hàng đi vay mà không hiểu được cách tính lãi xuất như thế nào đến khi trả lãi 1 đến 2 tháng đầu thì nhận thấy rằng lãi xuất rất cao cho nên đã dẫn đến việc cho rằng bị công ty tài chính lừa đảo.

Bởi vậy, cá nhân khách hàng khi đi vay cần đọc thật kỹ hợp đồng, có chỗ nào chưa hiểu phải hỏi ngay, tránh việc ký hợp đồng rồi mà vẫn mông lung, dễ dẫn tới những hiểu lầm hoặc bị phạt vi phạm hợp đồng về sau. Ngoài ra, khách hàng cũng cần lưu ý rằng, một công ty tài chính khi tham gia thị trường buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như ngân hàng nhà nước về lãi suất và các phí phạt.

Người vay trả nợ sớm và bị tính phí phạt

Đối với vấn đề này, không riêng gì FE CREDIT mà ở các công ty tài chính khác, kể cả ngân hàng cũng sẽ tính phí phạt nếu khách hàng trả nợ trước hạn.

Mức phạt này rơi vào khoảng từ 2-5% trên số tiền trả trước. Thế nhưng, khi tìm hiểu về vấn đề này, đa phần khách hàng chỉ quan tâm tới việc công ty tài chính có cho phép tất toán trước hạn hay không mà không tìm hiểu cụ thể với nhân viên tư vấn hợp đồng về phí phạt. Tới khi có nhu cầu tất toán trước hạn, khách hàng mỡi “vỡ lẽ” về phí tất toán trước hạn.

Khách hàng không nắm rõ các khoản phí, lãi khi trả trễ hạn

Tất cả những khoản vay nợ tại công ty tài chính đều là vay tín chấp, vay không cần tài sản đảm bảo. Bởi tính rủi ro của loại hình cho vay tín chấp cao hơn nhiều so với vay thế chấp, nên lãi suất cũng như các khoản phí phạt chậm trả tại các công ty tài chính đều ở mức cao hơn so với đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, các loại phí này đều nằm trong phạm vi pháp luật quy định.

Theo quy định trong Luật tổ chức tín dụng, mức lãi phạt được pháp áp dụng bằng 150% lãi suất trong hạn. Vì vậy khi khách hàng trả nợ trễ hạn số tiền phạt sẽ tăng rất cao. Giả sử lãi suất trong hạn là 47% thì lãi suất phạt chậm trả sẽ là 70,5%.

Một số lưu ý khi vay tín chấp tại các công ty tài chính để tránh phát sinh những khoản phí phạt không đáng có:

+ Đọc kỹ hợp đồng, đây là điều quan trọng nhất trước khi bạn đặt bút ký bất cứ một giấy tờ nào. Nhất là thông tin về lãi suất, về các mức phí phạt vi phạm hợp đồng, phạt trả chậm, phí tất toán trước hạn.

+ Việc tính lãi xuất trên dư nợ gốc sẽ khiến bạn phải trả tổng số tiền lãi cao hơn so với cách tính lãi xuất theo dư nợ giảm dần nên bạn cần đặc biệt chú ý tới cách tính tiền lãi.

+ Tính toán thu chi hàng tháng của bản thân so với số tiền vay để cân nhắc khả năng trả nợ và tính toán thời hạn vay phù hợp với năng lực tài chính. Nếu số tiền vay chiếm đến 40% số tiền hàng tháng bạn kiếm ra được thì bạn nên cân nhắc về khoản vay để không trở thành một con nợ tín dụng của các tổ chức tai chính.

+ Không để lộ thông tin cá nhân, ảnh chụp CMT hay hộ khẩu lên mạng hay cho người khác mượn. Kẻ gian có thể sử dụng thông tin này để vay vốn giả mảo dưới tên bạn.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/thuc-hu-thong-tin-fe-credit-lua-dao-khach-hang-20201231000002657.html