Thu hút hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI trong tháng 1/2019
Cập nhật lúc: 30/01/2019, 13:38
Cập nhật lúc: 30/01/2019, 13:38
Cụ thể, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/1/2019 thu hút 226 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 805 triệu USD, tăng 36,1% về số dự án và tăng 81,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 72 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 340,3 triệu USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt hơn 1,145 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh minh họa |
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng 1/2019 ước tính đạt hơn 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ tháng 1/2018.
Trong tháng còn có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 761,9 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 72 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 384,91 triệu USD và 417 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 376,97 triệu USD.
Tổng cục Thống kê cho biết, vốn FDI của các dự án cấp mới trong tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 591 triệu USD, chiếm 73,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành vận tải, kho bãi đạt 65,3 triệu USD, chiếm 8,1%.
Ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 59,2 triệu USD, chiếm 7,4%; các ngành còn lại đạt 89,5 triệu USD, chiếm 11,1%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 1/2019 đạt 915,7 triệu USD, chiếm 80% tổng vốn đăng ký; ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 72,2 triệu USD, chiếm 6,3%; ngành vận tải, kho bãi đạt 65,4 triệu USD, chiếm 5,7%; các ngành còn lại đạt 92 triệu USD, chiếm 8%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 274,6 triệu USD, chiếm 36% tổng giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 169,5 triệu USD, chiếm 22,3%; các ngành còn lại đạt 317,8 triệu USD, chiếm 41,7%.
Cả nước có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong tháng 1/2019, trong đó Hải Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 124,9 triệu USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nam 118,3 triệu USD, chiếm 14,7%; Tây Ninh 90 triệu USD, chiếm 11,2%; Bình Dương 87,7 triệu USD, chiếm 10,9%...Trong tháng 1, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 221,6 triệu USD, chiếm 27,5% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Trong đó, dự án nhà máy sản xuất hoá chất dệt nhuộm Huanyu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 02/01/2019 với tổng vốn đầu tư đăng ký 60 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất chất dệt nhuộm; Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 11/01/2019 với tổng số vốn 59,054 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư với mục tiêu xử lý, tiêu thủy rác thải tại Thừa Thiên - Huế. Tiếp đến là Nhật Bản 215,7 triệu USD, chiếm 26,8%...
Nguyễn Thanh
07:00, 31/12/2018
09:00, 27/12/2018
19:30, 11/12/2018