Thời gian ở Việt Nam sẽ nhiều hơn thế giới một giây trong năm 2017
Cập nhật lúc: 30/12/2016, 14:02
Cập nhật lúc: 30/12/2016, 14:02
2016 sắp qua và nếu như đang mong chờ đến giây phút đếm ngược từng giây bước sang một năm mới chứa đầy những thứ bất ngờ khác, thì hãy chuẩn bị tinh thần để... đếm thêm 1 giây nữa. Chính xác là phút cuối cùng của năm 2016 sẽ dài hơn 1 giây so với mọi phút bình thường khác. Tất cả cũng bắt nguồn từ cơ chế quay xung quanh của Trái Đất không hoàn toàn đồng bộ 100% với đồng hồ nguyên tử tiêu chuẩn dùng để đo đạc từng giây.
Chúng ta có thể gọi đây là "giây nhuận", và thực sự thì đây không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Những trường hợp này thường xảy ra vào nửa đêm ngày 30/6 hoặc 31/12 của năm, tùy vào việc nó có đủ tạo ra sự chênh lệch thời gian để diễn ra hay không. Giây nhuận gần đây nhất được ghi lại vào tháng 6 năm 2015 và tháng 6 năm 2012.
Khác với năm nhuận, giây nhuận được thêm vào cùng một thời điểm trên toàn thế giới, và lần này là vào giây cuối cùng của ngày 31/12/2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Giây nhuận sẽ được thêm vào năm 2017 ở Việt Nam, trong khi Mỹ và các nước phương Tây thì lại vẫn ở năm 2016.
Vì vậy, tại Việt Nam, giây nhuận được thêm vào sau 6 giờ 59 phút 59 giây của buổi sáng ngày 1/1/2017 (do chênh lệch múi giờ). Vào thời điểm này,đồng hồ sẽ "ngưng" lại một giây trước khi chuyển sang 7 giờ đúng. Theo Straits Times, việc này là vì một giây nhuận.
Trái đất không quay theo một nhịp độ đều đặn, thời gian để nó hoàn tất một vòng quay quanh chính mình là 24 giờ và một giây, thay vì 24 giờ đúng. Để thời gian trên đồng hồ vẫn trùng khớp với sự vận động của Trái đất, đặc biệt là để các nhà thiên văn học quan sát được chính xác, người ta thêm một giây nhuận vào khi cần thiết.
Khác với năm nhuận, giây nhuận được thêm vào cùng một thời điểm trên toàn thế giới, và lần này là vào giây cuối cùng của ngày 31/12/2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC).
Vì vậy, tại Việt Nam, giây nhuận được thêm vào sau 6h49'59" của buổi sáng ngày 1/1/2017. Trong khi đó, tại các nước phương Tây (và tất cả những nơi có múi giờ UTC), giây nhuận này sẽ rơi vào năm 2016.
Hiện, do trái đất mỗi năm đều quay chậm hơn, thỉnh thoảng giây nhuận sẽ được bổ sung để điều chỉnh thời gian và cân bằng vòng xoay không đều của trái đất.
Khái niệm “giây nhuận” được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972 (năm dài nhất trong lịch sử với 1 ngày và 2 giây nhuận), và kể từ đó số liệu đã ghi lại được 26 giây nhuận thêm vào khoảng thời gian cách nhau có thể chỉ 6 tháng, nhưng có khi cũng lên đến 7 năm. Lần gần đây nhất hiện tượng này xảy ra là ngày 30/6/2015.
Washington Post cho biết, vì máy tính không thể xử lý được việc một phút có 61 giây, Google sẽ tạo ra một khoảng "thời gian bị tô mờ" và cho phép các ứng dụng như Gmail, Youtube và Google tiếp tục hoạt động như bình thường, Tri thức trực tuyến thông tin thêm.