24/11/2024 | 05:12 GMT+7, Hà Nội

Thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ nhưng nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn lao dốc

Cập nhật lúc: 20/02/2023, 12:02

Trong khi VN-Index hồi phục nhẹ sau 2 tuần liên tiếp giảm điểm thì một số cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn lại đi ngược xu hướng, thậm chí lao dốc mạnh.

Hồi phục nhẹ sau 2 tuần liên tiếp giảm điểm

Sau 2 tuần giảm liên tiếp, VN-Index đã có tuần hồi phục đầu tiên trong tháng 2 với mức tăng nhẹ 4,01 điểm (+0,38%) để chốt tuần tại 1.059,31. Mức thanh khoản trung bình trên HoSE trong tuần vào khoảng 420 triệu đơn vị/phiên, tăng nhẹ so với trung bình khoảng 400 triệu đơn vị/phiên của tuần trước.

HNX-Index tăng nhẹ 1,45 điểm (+0,7%) lên mức 209,95 điểm. Thanh khoản tăng gần 11 triệu đơn vị (+21,1%).

Chuyên gia phân tích thị trường của Mirae Asset đánh giá khả năng thanh khoản đã tạo đáy trong tuần trước, tạo cơ hội cân bằng cho thị trường.

Chỉ số VN-Index trong 3 tháng qua. (Nguồn: FireAnt)
Chỉ số VN-Index trong 3 tháng qua. (Nguồn: FireAnt)

Nhóm ngân hàng có vai trò lớn nhất giúp VN-Index hồi phục trong tuần. BID, TCB là 2 vị trí đầu tiên trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số với mức tác động lần lượt là 3,6 điểm và 0,7 điểm.

Ngoài ra, CTG, ACB, STB và VIB cũng có mặt trong top 10. KBC là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong top 10 với mức tăng 7,9% nhưng mức tác động chỉ 0,3 điểm.

Chiều giảm điểm, nhóm bất động sản dẫn đầu là VHM tác động lớn nhất đến điểm số giảm của VN-Index. Ngoài ra, NVL và VIC cũng là 2 mã tác động tiêu cực.

Sau 4 tuần mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã chuyển sang bán ròng hơn 400 tỷ đồng trong tuần. STB là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 317 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng vướng vấn đề về tranh cãi room ngoại và sau đó bị khối ngoại bán ròng mạnh trong tuần.

Bộ đôi Vingroup là VIC và VHM cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua với giá trị lần lượt là 147 tỷ đồng và 133 tỷ đồng. Chiều mua ròng tỏ ra khá khiêm tốn khi PVD dẫn đầu với giá trị chỉ 86 tỷ đồng.

Khối tự doanh công ty chứng khoán giao dịch cân bằng trong tuần với giá trị ròng là 0 đồng. Họ mua ròng khớp lệnh mạnh các mã KDH, STB, VPB, NLG, BID… và bán ròng NVL, DGW, ACB…

Chạm mức 1.030 cũng là ngưỡng MA 20 tuần. VN-Index bắt đầu có diễn biến cân bằng trở lại khi lực bán giá thấp có dấu hiệu suy yếu, thanh khoản đã giảm về mức rất thấp với chỉ hơn 338 triệu đơn vị được khớp lệnh trên HoSE trong phiên ngày 14/2.

Điểm tích cực tiếp theo là VN-Index đã tăng liên tiếp trong 3 phiên sau (15 - 17/2) bất chấp lượng cung lớn ngày 13/2 về tới tài khoản từ chiều phiên 15/2. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index đã chuyển từ tiêu cực sang trung tính.

Nhiều cổ phiếu bất động sản đi ngược thị trường

Kết thúc tuần, nhóm ngành bất động sản có 46 mã tăng giá, 24 mã đứng giá và 51 mã giảm giá. Dẫn đầu top tăng điểm mạnh nhất tuần này là EFI (+20%) nhưng đây là mã thuộc diện thanh khoản cực thấp, cả tuần chỉ giao dịch 500 đơn vị. 

Các vị trí phía sau lần lượt là V11 (+16,7%) của Công ty Cổ phần Xây dựng số 11, HLD (+ 11,2%) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND - một đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD), HD2 (+10,7%) của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà HUD2. 

Đáng chú ý trong top 20 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh tuần qua là KBC (+7,9%) của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE). Tuần qua, có hơn 19 triệu cổ phiếu KBC giao dịch thành công. Ngoài phiên giao dịch đầu tuần (13/2) giảm nhẹ 0,35 điểm (-1,57%), KBC có cả tuần chốt phiên tại sắc xanh.

Đặc biệt, phiên 17/2, cổ phiếu KBC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên sàn HoSE với giá trị đạt 23,57 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt hơn 0,98 triệu đơn vị.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, người sở hữu 138,6 triệu cổ phiếu KBC (tương ứng với 18,06% vốn điều lệ) nhờ đà tăng trưởng của mã cổ phiếu này trong tuần qua mà khối tài sản đã tăng thêm 242,6 tỷ đồng. Hiện, ông Tâm đang đứng thứ 24 trong Top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

NLG của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE) tuần qua tăng 6,9%, thanh khoản 4,1 triệu đơn vị.

Hồi phục nhẹ sau 2 tuần liên tiếp giảm điểm  Sau 2 tuần giảm liên tiếp, VN-Index đã có tuần hồi phục đầu tiên trong tháng 2 với mức tăng nhẹ 4,01 điểm (+0,38%) để chốt tuần tại 1.059,31. Mức thanh khoản trung bình trên HoSE trong tuần vào khoảng 420 triệu đơn vị/phiên, tăng nhẹ so với trung bình khoảng 400 triệu đơn vị/phiên của tuần trước.  HNX-Index tăng nhẹ 1,45 điểm (+0,7%) lên mức 209,95 điểm. Thanh khoản tăng gần 11 triệu đơn vị (+21,1%).  Chuyên gia phân tích thị trường của Mirae Asset đánh giá khả năng thanh khoản đã tạo đáy trong tuần trước, tạo cơ hội cân bằng cho thị trường.   Chỉ số VN-Index trong 3 tháng qua. (Nguồn: FireAnt) Nhóm ngân hàng có vai trò lớn nhất giúp VN-Index hồi phục trong tuần. BID, TCB là 2 vị trí đầu tiên trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số với mức tác động lần lượt là 3,6 điểm và 0,7 điểm.  Ngoài ra, CTG, ACB, STB và VIB cũng có mặt trong top 10. KBC là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong top 10 với mức tăng 7,9% nhưng mức tác động chỉ 0,3 điểm.  Chiều giảm điểm, nhóm bất động sản dẫn đầu là VHM tác động lớn nhất đến điểm số giảm của VN-Index. Ngoài ra, NVL và VIC cũng là 2 mã tác động tiêu cực.  Sau 4 tuần mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã chuyển sang bán ròng hơn 400 tỷ đồng trong tuần. STB là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 317 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng vướng vấn đề về tranh cãi room ngoại và sau đó bị khối ngoại bán ròng mạnh trong tuần.  Bộ đôi Vingroup là VIC và VHM cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua với giá trị lần lượt là 147 tỷ đồng và 133 tỷ đồng. Chiều mua ròng tỏ ra khá khiêm tốn khi PVD dẫn đầu với giá trị chỉ 86 tỷ đồng.  Khối tự doanh công ty chứng khoán giao dịch cân bằng trong tuần với giá trị ròng là 0 đồng. Họ mua ròng khớp lệnh mạnh các mã KDH, STB, VPB, NLG, BID… và bán ròng NVL, DGW, ACB…  Chạm mức 1.030 cũng là ngưỡng MA 20 tuần. VN-Index bắt đầu có diễn biến cân bằng trở lại khi lực bán giá thấp có dấu hiệu suy yếu, thanh khoản đã giảm về mức rất thấp với chỉ hơn 338 triệu đơn vị được khớp lệnh trên HoSE trong phiên ngày 14/2.  Điểm tích cực tiếp theo là VN-Index đã tăng liên tiếp trong 3 phiên sau (15 - 17/2) bất chấp lượng cung lớn ngày 13/2 về tới tài khoản từ chiều phiên 15/2. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index đã chuyển từ tiêu cực sang trung tính.  Nhiều cổ phiếu bất động sản đi ngược thị trường  Kết thúc tuần, nhóm ngành bất động sản có 46 mã tăng giá, 24 mã đứng giá và 51 mã giảm giá. Dẫn đầu top tăng điểm mạnh nhất tuần này là EFI (+20%) nhưng đây là mã thuộc diện thanh khoản cực thấp, cả tuần chỉ giao dịch 500 đơn vị.   Các vị trí phía sau lần lượt là V11 (+16,7%) của Công ty Cổ phần Xây dựng số 11, HLD (+ 11,2%) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND - một đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD), HD2 (+10,7%) của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà HUD2.   Đáng chú ý trong top 20 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh tuần qua là KBC (+7,9%) của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE). Tuần qua, có hơn 19 triệu cổ phiếu KBC giao dịch thành công. Ngoài phiên giao dịch đầu tuần (13/2) giảm nhẹ 0,35 điểm (-1,57%), KBC có cả tuần chốt phiên tại sắc xanh.  Đặc biệt, phiên 17/2, cổ phiếu KBC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên sàn HoSE với giá trị đạt 23,57 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt hơn 0,98 triệu đơn vị.  Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, người sở hữu 138,6 triệu cổ phiếu KBC (tương ứng với 18,06% vốn điều lệ) nhờ đà tăng trưởng của mã cổ phiếu này trong tuần qua mà khối tài sản đã tăng thêm 242,6 tỷ đồng. Hiện, ông Tâm đang đứng thứ 24 trong Top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.  NLG của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE) tuần qua tăng 6,9%, thanh khoản 4,1 triệu đơn vị.  co phieu bds tang gia tuan 13-17/2  Ở chiều ngược lại, MH3 của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Cao Su Bình Long (UPCoM) dẫn đầu top giảm điểm (-26,5%). Theo sau là NTB (-16,7%) của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (UPCoM), PTL (-16,1%) của Công ty Cổ phần Victory Capital (HOSE).  Đáng chú ý trong top cổ phiếu bất động sản giảm điểm tuần qua có NVL (-15,3%), PDR (-9,1%), HPX (-8,5%), KHG (-5,6%). NVL của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE) có một tuần giao dịch buồn thảm, chào tuần mới với ba phiên sàn liên tiếp. NVL ghi nhận mức giá 11.150 đồng/CP, mức giá thấp nhất của cổ phiếu này trong lịch sử giao dịch kể từ khi niêm yết tới nay. Đồng thời, vốn hóa thị trường của công ty này sụt giảm nghiêm trọng, rớt khỏi danh sách tỷ đô vốn hóa trên thị trường chứng khoán.  Giữa lúc cổ phiếu lao dốc thì ông Bùi Xuân Huy - cựu Chủ tịch Novaland - cho biết đã thực hiện bán ra 14,8 triệu cổ phiếu NVL bằng phương thức thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 10/2 đến 14/2. Sau giao dịch, ông Huy còn lại 57,8 triệu cổ phiếu NVL tương ứng tỷ lệ 2,96% vốn điều lệ. Thống kê cho thấy, ngày 10/2, có 10,48 triệu cổ phiếu NVL đã được giao dịch thỏa thuận với giá trị 150,9 tỷ đồng và đến ngày 14/8 có 8,46 triệu cổ phiếu NVL được thỏa thuận với giá trị giao dịch là 101,55 tỷ đồng.  co phieu bds giam diem tuan 13-17/2  Ở phiên sàn thứ 3, xuất hiện một dòng tiền lớn bắt đáy, thanh khoản lên tới 51,7 triệu đơn vị đồng thời giúp NVL quay đầu tại hai phiên giao dịch sau đó, chốt phiên tại sắc xanh.  Cùng với NVL, một số cổ phiếu của các ông lớn bất động sản khác, tiêu biểu là VIC, VHM... cũng đã lấy lại sắc xanh vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần./.

Ở chiều ngược lại, MH3 của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Cao Su Bình Long (UPCoM) dẫn đầu top giảm điểm (-26,5%). Theo sau là NTB (-16,7%) của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (UPCoM), PTL (-16,1%) của Công ty Cổ phần Victory Capital (HOSE).

Đáng chú ý trong top cổ phiếu bất động sản giảm điểm tuần qua có NVL (-15,3%), PDR (-9,1%), HPX (-8,5%), KHG (-5,6%). NVL của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE) có một tuần giao dịch buồn thảm, chào tuần mới với ba phiên sàn liên tiếp. NVL ghi nhận mức giá 11.150 đồng/CP, mức giá thấp nhất của cổ phiếu này trong lịch sử giao dịch kể từ khi niêm yết tới nay. Đồng thời, vốn hóa thị trường của công ty này sụt giảm nghiêm trọng, rớt khỏi danh sách tỷ đô vốn hóa trên thị trường chứng khoán.

Giữa lúc cổ phiếu lao dốc thì ông Bùi Xuân Huy - cựu Chủ tịch Novaland - cho biết đã thực hiện bán ra 14,8 triệu cổ phiếu NVL bằng phương thức thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 10/2 đến 14/2. Sau giao dịch, ông Huy còn lại 57,8 triệu cổ phiếu NVL tương ứng tỷ lệ 2,96% vốn điều lệ. Thống kê cho thấy, ngày 10/2, có 10,48 triệu cổ phiếu NVL đã được giao dịch thỏa thuận với giá trị 150,9 tỷ đồng và đến ngày 14/8 có 8,46 triệu cổ phiếu NVL được thỏa thuận với giá trị giao dịch là 101,55 tỷ đồng.

Ở phiên sàn thứ 3, xuất hiện một dòng tiền lớn bắt đáy, thanh khoản lên tới 51,7 triệu đơn vị đồng thời giúp NVL quay đầu tại hai phiên giao dịch sau đó, chốt phiên tại sắc xanh.

Cùng với NVL, một số cổ phiếu của các ông lớn bất động sản khác, tiêu biểu là VIC, VHM... cũng đã lấy lại sắc xanh vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần./.

Nguồn: https://reatimes.vn/thi-truong-chung-khoan-hoi-phuc-nhe-co-phieu-bds-lao-doc-20201224000017706.html