24/11/2024 | 19:06 GMT+7, Hà Nội

Thai nhi tuần thứ 16 và 1 số điều cần chú ý

Cập nhật lúc: 02/09/2016, 10:31

Thai nhi 16 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ, mới chỉ nằm vừa vặn trong lòng bàn tay của bạn. Mặc dù bạn đã tăng 2,2 – 4,5kg nhưng bé yêu mới chỉ nặng có 70g và chiều dài từ đỉnh đầu đến mông mới chỉ là 100 mm.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 16

Thai nhi của Bạn lúc này cân nặng khoảng 70-100 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Những cử động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện thêm những phạn xạ có tự chủ.

Thai nhi có thể giữ cho đầu mình thẳng đứng, và các cơ ở mặt có thể giúp bé biểu lộ các cảm giác khác nhau như nheo mắt.

Nét mới nhất của tuần này đó là sự nhảy cảm với ánh sáng và bé bắt đầu nấc cụt liên tục, một dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở. Bạn không thể nghe thấy những tiếng động đó bởi vì khí quản của bé lúc này toàn chất lỏng chứ chưa phải là khí. Thế là bé đã ở bên mẹ được gần 4 tháng rồi.

Vào thời điểm này, mẹ bầu có thể đã tăng được 3-5kg nhưng em bé thì mới chỉ nặng khoảng 99g và có chiều dài 11,6cm, bé mới chỉ nằm lọt trong lòng bàn tay bạn thôi nhé.

Thai nhi tuần 16 đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, bé bắt đầu biết nấc cụt, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang phát triển để tiến tới hoàn thiện dần.

Mẹ có thể phát hiện cơn nấc cụt của thai nhi bằng cách để ý chuyển động trong bụng. Bé bị nấc cụt, các lần chuyển động sẽ đều như tiếng kim đồng hồ và kéo dài khoảng 1-2 phút.

Ngoài ra, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của con bằng cách siêu âm ở tuần này do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Thai nhi ở tuần 16, giới tính đã rất rõ ràng và khó có thể nhầm lẫn khi siêu âm

Chân bé đang dài ra hơn so với tay, các móng tay đã hình thành đầy đủ và tất cả các cơ, khớp đã có thể vận động
Trái tim được bơm với tốc độ khoảng 23,7 lít máu mỗi ngày. Hệ thống hô hấp và tiêu hóa của bé sẽ tiếp tục phát triển khi em bé luyện tập thở, nuốt và mút. Phân su - thứ mà bạn sẽ thấy trong lần đại tiện đầu tiên của em bé - có thể bắt đầu hình thành trong ruột.

Hệ thống thần kinh của thai nhi đang phát triển đủ để bé có thể nắm chặt nắm đấm và nắm tay nếu vô tình hai bàn chạm vào nhau khi đang cử động.

Thai nhi sẽ tiếp tục cử động để cải thiện sự phát triển cơ bắp và điều phối - trong khi vẫn còn rất nhiều chỗ trống để em bé di chuyển. Nếu mẹ bầu cảm thấy sự rung động nhẹ bên trong cơ thể, đó có thể là em bé đang chuyển động.

Đây là tuần đầu tiên mà một số bà mẹ tương lai - đặc biệt những người đã từng mang thai trước đó và biết những gì sẽ xảy ra - có thể cảm thấy sự chuyển động của con mình.

Tuy nhiên, có thể phải đến tận tuần 18 - 20 thì mẹ mới có thể cảm nhận được sự di chuyển của em bé bởi những chuyển động đó vô cùng nhẹ nhàng.

Tư thế nằm của mẹ

Bắt đầu từ tuần 16, tuần mang tính bước ngoặt thì những tư thế nằm của bà bầu ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tư thế nằm ngửa sẽ đặt áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ, khiến lượng máu lưu thông đến thai nhi ít hơn. Điều này sẽ khiến thai nhi không có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển và lớn lên.

Khám thai tuần thứ 16

Từ tuần thứ 16 cho đến tuần thứ 18 của thai kỳ, BS có thể cho thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để đo lường nồng độ chất alpha-fetoprotein (AFP), một loại chất đạm được sản xuất bởi bào thai, và nồng độ hormon thai kỳ hCG và estriol trong máu của mẹ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho Bạn biết em bé của Bạn có rủi ro nào đó về dị tật ống thần kinh hay không (như dị tật hở đốt sống) hoặc có bất thường nhiễm sắc thể như bệnh Down hay không?

Cứ 1.000 thai phụ thực hiện xét nghiệm này thì có 50 thai phụ có kết quả xét nhiệm bất thường, nhưng chỉ có một hoặc hai thai phụ thực sự có thai nhi bị dị tật bất thường về hệ thần kinh.

Vì vậy hãy nói với BS của Bạn về bất kỳ sự lo lắng hay thắc mắc nào khi thực hiện xét nghiệm này để Bạn có thể thấy yên tâm hơn.

Đây cũng thời điểm bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm tiền sinh như chọc ối, siêu âm (thường được thực hiện trong thời điểm 15 – 20 tuần thai). Chọc ối thường được khuyến nghị đối với phụ nữ ngoài 35 hoặc đã từng sinh bé mắc dị tật.