19/01/2025 | 10:23 GMT+7, Hà Nội

Tạo cho trẻ kỹ năng sống: Dạy con biết chia sẻ, yêu thương

Cập nhật lúc: 10/05/2019, 15:20

Để con không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm cho con, mở lòng mình, giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ.

1. Hạn chế la mắng con:

tao cho tre ky nang song day con biet chia se yeu thuong
Ảnh minh họa

Nếu cha mẹ mắng con là “đồ ích kỷ”, rồi trừng phạt khi bé, hoặc buộc bé phải chia một vật nào đó rất yêu thích thì bạn đã vô tình gieo rắc nơi trẻ sự oán hận, chứ không phải lòng quảng đại. Để khuyến khích con biết chia sẻ thì sự khích lệ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách.

Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy bé giữ riêng cho mình một số đồ chơi cụ thể nào đó. Có thể sau này khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình.

2. Dạy con cho và nhận:

tao cho tre ky nang song day con biet chia se yeu thuong
Ảnh minh họa

Khi nhận một món quá từ người khác hãy khuyến khích bé biết nói lời cám ơn, hoặc hơn nữa hãy thể hiện bằng hành động cụ thể.

Khuyến khích bé đem những món đồ chơi hay quần áo bé không chơi, không mặc nữa tặng những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Hãy để bé trực tiếp đưa những món quà từ thiện đó đến tận tay những người có hoàn cảnh, hoặc đến các cơ quan địa phương. Hành động này sẽ khiến bé cảm nhận được rằng, mình đã làm được một việc rất tốt và mọi người ai cũng khen ngợi mình, đó là một nguồn động viên rất lớn.

3. Làm tấm gương phản chiếu cho con:

tao cho tre ky nang song day con biet chia se yeu thuong
Ảnh minh họa

Để con cái không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm gương cho con cái, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ cũng tham gia vài những hoạt động có ích, để trẻ nhận thức được rằng đây là những hành động tốt và được mọi người khuyến khích.

Đừng quên dạy cho bé biết cả những điều không thể sờ tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian, những câu chuyện cũng là những thứ có thể chia sẻ được. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy để cho con thấy mình cho và nhận, thông cảm và chia sẻ với người khác như thế nào.

4. Dạy con biết chia sẻ:

tao cho tre ky nang song day con biet chia se yeu thuong
Ảnh minh họa

Một trong những kỹ năng sống cho trẻ là biết chia sẻ với những người khác. Nên khuyên bé chia sẻ đồ chơi với những người bạn khác, không nên chỉ giữ khư khư cho riêng mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải dạy con biết cách cảm thông cho những cảm xúc, tâm trạng của những người xung quanh mình.

Khi vui chơi cùng con, cha mẹ hãy dạy và khuyến khích con mình tham gia các trò chơi đòi hỏi tính tập thể, nhiều người cùng chơi như xếp hình, kéo co…, từ đó bé thấy rằng việc chia sẻ mang lại niềm vui.

Đồng thời, giúp bé hiểu cảm giác bị khi từ chối sẽ khiến trẻ thông cảm với bạn hơn, từ đó sẽ dễ dàng chơi chung cùng bạn một cách hòa động hơn, thân thiện hơn.

5. Giúp con bày tỏ thái độ:

tao cho tre ky nang song day con biet chia se yeu thuong
Ảnh minh họa

Khi bé cố gắng đòi lại đồ chơi của mình, cha mẹ hãy giúp chúng hiểu ra điều gì đang xảy ra. Đừng vội la mắng bé, cha mẹ hãy đặt mình vào tình huống đó để hiểu tâm lý của bé. Biết đâu bạn khám phá ra rằng, bé không cho bạn mình chơi chung cái giỏ chỉ vì đã đựng đầy đồ bên trong, hoặc vì bé đặc biệt quý cái giỏ đó do người thân tặng quà ngày sinh nhật…

6. Dạy con cách giải quyết vấn đề:

tao cho tre ky nang song day con biet chia se yeu thuong
Ảnh minh họa

Nếu bé ôm chặt chiếc xe tải đồ chơi, không muốn đưa các bạn khác chơi cùng, có thể vì bé nghĩ: “Lỡ bạn ấy lấy luôn thì sao?”.

Trong trường hợp này, cha mẹ hãy khuyến khích các con thay phiên nhau chơi đồ chơi đó (bạn có thể chỉ lên đồng hồ, bảo con: “Kim chạy tới chỗ này thì thay phiên”), đồng thời bảo đảm với bé rằng, cho bạn chơi chung không có nghĩa là mình không được chơi đồ chơi đó. Nếu bé cho các bạn chơi chung đồ chơi, thì các bạn cũng chia sẻ lại như thế.

Kim Ngưu