19/01/2025 | 10:05 GMT+7, Hà Nội

Tại sao không khí trong nhà ô nhiễm hơn không khí bên ngoài?

Cập nhật lúc: 16/12/2019, 12:20

Khi nhắc đến ô nhiễm không khí, chúng ta sẽ nghĩ đến khói nhà máy và khí thải phương tiện giao thông. Tuy nhiên, không khí trong nhà ô nhiễm hơn rất nhiều so với không khí bên ngoài.

Không khí trong nhà ô nhiễm hơn không khí bên ngoài

Theo nghiên cứu, không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm hơn rất nhiều so với không khí bên ngoài. Người ta ước tính rằng hầu hết mọi người dành 90% cuộc sống của họ trong nhà, cho dù đó là nhà của họ, trường học, nơi làm việc hoặc bất cứ nơi nào là môi trường trong nhà riêng tư hoặc công cộng.

Không khí bên trong ngôi nhà của bạn thường là hỗn hợp các chất ô nhiễm ngoài trời, giống như các chất gây ô nhiễm từ các phương tiện hoặc nhà máy. Bên cạnh đó là các chất gây ô nhiễm trong nhà như nguồn đốt và khí thải từ vật liệu xây dựng, đồ đạc và thiết bị điện tử. Độ ẩm, sản phẩm tẩy rửa và hóa chất cũng rất nguy hiểm và có thể làm ô nhiễm không khí trong không gian sống của bạn. Một lý do khác dẫn đến không khí không lành mạnh đến từ người hút thuốc hoặc thậm chí là vật nuôi.

Không khí bên trong ngôi nhà thường là hỗn hợp các chất ô nhiễm ngoài trời (Ảnh minh họa)

Điều này cho thấy rất nhiều người có nguy cơ hít phải không khí bẩn, ô nhiễm mỗi ngày. Thêm vào đó, chất lượng không khí kém thậm chí còn có hại hơn đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già hoặc những người mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc tim mạch.

Hệ thống hô hấp là mục tiêu chính của các chất gây ô nhiễm không khí và nó có thể dẫn đến một danh sách dài những rắc rối cho một đứa trẻ.

Nhóm người thứ hai có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao nhất do không khí bị ô nhiễm là người cao tuổi. Một nghiên cứu của Tổ chức Phổi châu Âu đã phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà ở các viện dưỡng lão có ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp của người già và chất lượng cuộc sống của họ.

Nghiên cứu này tuyên bố rằng việc giảm chỉ số chất lượng không khí có thể làm giảm năng suất của bạn xuống 5%.

Chỉ số chất lượng không khí thấp sẽ làm giảm năng suất công việc của bạn (Ảnh minh họa)

Chúng ta có thể làm những việc khác để cải thiện chất lượng không khí bên trong nhà, nơi làm việc và trường học.

Thông gió là chìa khóa để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Một hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa) được lắp đặt đúng cách có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ các chất ô nhiễm.

Máy sấy quần áo của bạn nên thông hơi trực tiếp ra bên ngoài.

Bạn không nên lưu trữ bất kỳ loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hoặc xăng trong không gian sống của bạn.

Hạn chế sử dụng những thứ như thuốc lá, nến và vỉ nướng trong nhà.

Luôn mở cửa sổ khi bạn đang làm sạch với các sản phẩm hóa học, chất tẩy rửa, dung môi,…

Quạt hút phòng tắm nên hoạt động trong 60 phút sau khi tắm.

Máy lọc không khí cũng rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn trong không khí.