18/01/2025 | 17:56 GMT+7, Hà Nội

Sữa tươi mở ra để được bao lâu thì hết hạn?

Cập nhật lúc: 12/09/2020, 14:06

Nhiều người thắc mắc sữa tươi mở ra để được bao lâu thì hết hạn thì dưới đây là câu giải đáp và cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách và an toàn nhất.

Sữa tươi, sữa bột đóng túi/hộp với các loại dung tích khác nhau được rất nhiều người lựa chọn sử dụng vì tiện lợi và dễ bảo quản. Tuy nhiên người sử dụng cần đảm bảo chọn mua, sử dụng và bảo quản đúng cách để giữ được chất lượng sữa tốt và an toàn cho sức khỏe. 

1. Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách và an toàn nhất

Sữa bột nếu không được bảo quản đúng cách thì có bổ dưỡng đến đâu cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi sử dụng. Ngay khi mở hộp sữa phải chú ý quan sát màu sắc của bột sữa cũng như hương vị của nó. Sữa bột ngon khi mở nắp sẽ tỏa ra mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể cho được những điều này, có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách và an toàn nhất luôn được nhiều người quan tâm.

Dưới đây là cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách mà các mẹ nên chú ý:

- Bảo quản sữa bột ở nơi khô ráo

Tránh để sữa bột ở những nơi quá ẩm thấp hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không để trong tủ đông hoặc nơi có nguồn nhiệt cao như bếp nấu ăn… Thành phần và dinh dưỡng trong một hộp sữa bột có thể suy giảm nếu không được bảo quản ở môi trường thích hợp. Kể cả những hộp sữa bột chưa mở nắp, các mẹ hãy cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát nhé. Vị trí thích hợp để ất hộp sữa là nơi khô thoáng có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C.

- Luôn đóng chặt nắp hộp sữa khi không sử dụng

Bạn cần đậy kín nắp sau khi mở và sử dụng để hạn chế bụi bẩn, không khí, hơi nước, côn trùng… rơi vào hộp các loại sữa bột trẻ em. Nếu để hở nắp, bột sữa tiếp xúc với không khí bên ngoài trong thời gian quá lâu có thể khiến sữa bột tốt trở nên kém chất lượng, vi khuẩn hại xâm nhập… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tránh mở nắp hộp nhiều khi mẹ không pha sữa bột cho con uống.

- Không nên để sữa trong tủ lạnh

Để sữa bột trong tủ lạnh là cách bảo quản sai lầm vì môi trường trong tủ lạnh thường ẩm ướt mà sữa bột lại rất dễ hút ẩm. Nếu bảo quản sữa bột trong tủ lạnh lâu sẽ khiến sữa của bé bị ẩm mốc, hơn nữa còn làm cho sữa bị vón cục, biến chất, mất đi hiệu quả sử dụng. Vì vậy, dù là trong mùa hè nóng, mẹ chỉ cần để sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được.

- Chia nhỏ lượng sữa bột nếu mua hộp lớn

Với những hộp sữa bột có trọng lượng từ 900 gram trở lên, bạn nên chuẩn bị chiếc hộp nhỏ hơn, san bớt một phần sữa bột đủ dùng khoảng 1 tuần, phần còn lại đậy nắp kín và để nơi khô ráo. Làm như vậy để tránh sữa bột bị hấp hơi và dễ bị ẩm khi mở – đóng hộp nhiều lần.

2. Nên chọn mua sữa như thế nào?

Khi chọn mua các loại sữa đóng hộp trong cửa hàng, siêu thị, bạn phải quan sát kỹ xem hộp sữa có còn hạn sử dụng hay không, hạn sử dụng dài hay ngắn để chọn mua phù hợp với kế hoạch sử dụng của bạn. Đừng mua sữa hạn sử dụng quá ngắn mà lại quên mất không dùng để tránh lãng phí. 

Bạn cũng cần xem sữa mua là loại thanh trùng hay tiệt trùng vì hai loại này có cách dùng và thời gian bảo quản khác nhau. Tham khảo thêm: Phân biệt sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng

Ngoài ra bạn còn phải quan sát kỹ xem hộp sữa có còn nguyên vẹn hay không, chỗ cắm ống hút có bị trầy xước không? Vỏ hộp sữa cần chắc chắn, không bị méo mó, bẹp rúm hoặc thủng lỗ. 

Hộp sữa méo mó hay bị phồng lên chứng tỏ sữa đã được bảo quản không tốt tại nơi bán hàng, có thể từ việc đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau; bảo quản tại chỗ không thoáng mát, để ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc để gần các vật nhọn.

Ngoài ra, cũng có thể trong quá trình vận chuyển, việc di chuyển nhiều và không cẩn thận khiến hộp sữa bị méo mó, biến dạng, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và không tốt cho sức khỏe.

Nếu đã mua sữa về mới thấy các hiện tượng bất thường như: hộp phồng, sữa bị vón cục, có mùi và màu khác lạ thì dù hộp còn nguyên vẹn vẫn tuyệt đối không nên dùng. 

3. Sử dụng sữa như thế nào?

- Nên dùng tay xé bao nilon bọc sữa hộp thay vì dùng kéo cắt vì động tác này dễ gây trầy xước cho bao bì sản phẩm.

- Lắc đều hộp sữa trước khi sử dụng. 

- Nếu sử dụng hộp sữa to thì nên rót ra cốc lượng đủ uống, dùng khăn sạch lau chỗ mở nắp, đậy kín và bảo quản tủ lạnh. 

- Nếu dùng hộp sữa nhỏ thì nên uống hết sau khi mở hộp, không nên để dành kể cả trong tủ lạnh vì sữa đã uống có dính nước bọt, dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.

4. Bảo quản sữa như thế nào?

- Không nên để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp hay gần cửa sổ nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng sẽ phá hủy một số vitamin nhất định trong sữa, trong đó có vitamin D.

- Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh cần để ngăn mát tủ lạnh dưới 6 độ C, không để sữa ở cánh tủ vì nhiệt độ không đủ lạnh và thường xuyên thay đổi.

- Nên có một ngăn để sữa riêng trong tủ lạnh, nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn vào sữa.

Ngoài ra nếu cho trẻ em sử dụng sữa túi hoặc hộp giấy, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho con nhận biết các dấu hiệu sữa hỏng và không an toàn khi sử dụng để tránh các em bé uống vào bị ảnh hưởng tiêu hóa, ngộ độc hoặc các bệnh về đường ruột.