19/01/2025 | 10:01 GMT+7, Hà Nội

Startup nếu muốn tồn tại thì cần phải biết những quy tắc sống còn nào?

Cập nhật lúc: 20/01/2019, 03:00

Môi trường khởi nghiệp rất khắc nghiệt, để tồn tại được startup cần phải biết những quy tắc sống dưới đây.

Với danh sách những quy tắc sắp được liệt kê dưới đây, bạn chỉ cần nhớ một quy tắc quan trọng nhất – một quy tắc có thể sẽ là cứu cánh cho startup của trong những thời điểm khó khăn: Hãy hiểu người dùng của bạn.

Hiểu người dùng của bạn là một phần quan trọng trong danh sách này. Đó lý do để bạn phải nhanh khởi động, để phát triển ý tưởng, để tính toán tương lai phía trước cho startup của mình.

1. Chọn đúng người đồng sáng lập

Điều gây thất bại cho hầu hết các startup là chính trong nội bộ của họ. Mọi thứ bắt đầu từ việc chọn sai người đồng sáng lập. Những người này không hẳn là những người xấu, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ không thể làm tròn được vai trò của mình cho một startup, như đi du học hoặc bận thực hiện dự án khác. Đó lý do tại sao rất khó để lựa chọn được một người đồng sáng lập có thể kề vai sát cánh bên bạn gầy dựng startup.

startup neu muon ton tai thi can phai biet nhung quy tac song con nao
Ảnh minh họa

2. Khởi động nhanh

Người dùng sẽ không thể sử dụng được sản phẩm của bạn cho đến khi startup khởi động. Và tất nhiên, nếu người dùng không thể sử dụng sản phẩm và dịch vụ, thì startup của bạn là vô dụng đối với họ. Bạn càng đứng lâu tại một nơi, sẽ càng khó hơn cho việc khởi động startup của bạn. Việc khởi động sẽ dẫn dắt cho những ý tưởng xây dựng.

3. Hãy để ý tưởng của bạn phát triển

Nhiều startup thành công nhờ vào việc thay đổi ý tưởng ban đầu của họ. Paypal bắt đầu bằng ý tưởng rằng họ sẽ chuyển tiền thông qua PalmPilot (PDA). Chắc trong chúng ta chẳng còn mấy ai nhớ đến PDA là gì nữa. Nếu họ không sẵn sàng thay đổi các ý tưởng, chúng ta sẽ không bao giờ biết đến họ. Và hầu hết các ý tưởng đều xuất hiện khi bạn đã bắt đầu khởi động startup.

4. Hiểu người dùng

Nếu bạn hỏi ý kiến mọi người rằng xem họ có cảm thấy thích startup của bạn hay không, câu trả lời đương nhiên sẽ là có. Vì mọi người xung quanh đều có phản hồi khá tử tế với những câu hỏi như vậy. Nhưng thực chất điều đó là vô nghĩa đối với startup của bạn. Hãy để người dùng phản hồi bằng với thời gian và tiền bạc họ bỏ ra cho dịch vụ và sản phẩm của bạn. Nếu họ thực sự cần đến và sử dụng startup bạn, điều này mới đáng được tính đến. Nếu những gì họ phản hồi với bạn đều là những điều tuyệt vời, nhưng người dùng lại không sử dụng sản phẩm của bạn, đó là lúc bạn cần phải lo lắng cho startup của mình.

5. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả

Người dùng luôn cảm thấy họ dù ít hay nhiều, bị thiệt thòi. Đa số các công ty mà người phó phải đối phó hầu như độc quyền, dẫn tới việc cũng cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tồi tệ. Hãy thử cung cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ tốt đơn thuần, mà tốt đến ngạc nhiên. Người dùng của bạn sẽ tràn ngập sự hài lòng. Trong những giai đoạn ban đầu khi khởi động startup, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ để tăng quy mô công ty, mà còn là cách để bạn tìm hiểu người dùng của mình.

6. Sự phát triển do chính bạn tạo ra

Nếu công ty bạn không thể phát triển, nó không thể trở thành một startup. Nếu bạn muốn có một số lớn người dùng, hãy đính một tờ giấy lớn trên tường và tính toán về số người dùng hằng ngày. Theo thời gian, bạn sẽ dần nhận ra được điều gì khiến con số đó chỉ đi lên, từ đó bạn cũng nhận ra được làm thế nào để sự phát triển của startup cũng đi lên như thế. Nhưng cũng hãy cẩn thận với những tính toán của bạn.

7. Chi tiêu tiết kiệm

Nhiều startup đã thất bại trước khi họ có thể làm ra được thành phẩm, và lý do thường là hết tiền. Không cần biết bạn có số vốn bao nhiêu, startup của bạn cận kề sự thất bại nhiều hơn bạn tưởng, trừ phi startup của bạn liên tục sinh lợi nhuận. Vì vậy hãy chi tiêu tiết kiệm. Tiền đầu tư không phải là số tiền bạn đang có.

8. Lợi nhuận “mì ăn liền”

Cho dù startup bạn chỉ đạt được một ít lợi nhuận, cũng có nghĩa đã một ai đó trân trọng giá trị sản phẩm của bạn khi mua nó. Đó là một dấu hiệu hoàn toàn tốt để startup tiếp tục phát triển và vấn đề tiếp theo là làm thế nào có thêm nhiều khách hàng để được như vậy.

9. Tránh những điều gây sao lãng

Lý do duy nhất để startup tồn tại là phục vụ người dùng. Việc kêu gọi vốn, những lớp học hay những dự án bên ngoài đều gây sao lãng. Mặc dù đều là những sự sao lãng có ích, nhưng chúng gây mất thời gian, sự tập trung vào việc hình thành ý tưởng và xây dựng sản phẩm. Và cho dù startup của bạn đang có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, nhưng có thể ngay bây giờ bạn đang phải ngắt quãng công việc chỉ để nghe những cuộc gọi từ người trả tiền cho bạn.

10. Đừng để mất tinh thần

Trong một startup, không điều gì có thể xảy ra cho đến khi bạn tạo điều kiện cho nó. Mọi người không gửi phản hồi. Khách hàng làm mọi cách để không trả tiền. Đối tác không ghé đến. Các nhà đầu tư ít dần, còn thành viên thì bỏ cuộc. Bạn có thể làm được gì? Bạn không thể bỏ đi. Chỉ cần lê bước qua cho đến khi bạn tìm thấy những gì người dùng cần.

11. Đừng bỏ cuộc

Cách chắc chắn nhất để làm cho mọi người tin tưởng là tiếp tục phát triển, và nếu bạn không thể phát triển thêm nữa, hãy tiếp tục bước đi. Khoảnh khắc lúc bạn từ bỏ, cũng là lúc mọi thứ thực sự kết thúc.

12. Vững vàng trước những giao dịch thất bại

Nguyễn Sinh