18/01/2025 | 20:01 GMT+7, Hà Nội

Siêu bão Lan trên Thái Bình Dương sẽ tác động tới Việt Nam như thế nào?

Cập nhật lúc: 22/10/2017, 23:40

Vào ngày 23/10 Siêu bão Lan trên Thái Bình Dương được dự báo sẽ đạt cấp độ 2-3 khi tiến gần Tokyo, Nhật Bản sẽ có ảnh hưởng tới Việt Nam.

Khuấy đảo Thái Bình Dương, siêu bão Lan ngày 23/11 được dự báo sẽ đạt cấp độ 2-3 và tiến vào Nhật Bản ngoài ra siêu bão này sẽ tác động đến vùng biển Thái Bình Dương, bờ biển Mỹ, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Hình ảnh mắt bão Lan cực lớn từ vệ tinh.

Hình ảnh mắt bão Lan cực lớn từ vệ tinh.

Theo các nhà khí tượng thủy văn thì bão Lan được hình thành từ phía Đông Philippines. Sau khi bão Lan di chuyển qua vùng biển ấm, cơn bão có khả năng trở thành siêu bão khi có thể mạnh tới cấp 5, với mắt bão “khủng” đường kính hơn 80 km đang hướng thẳng về vùng đất liền Nhật Bản.

Không chỉ mắt bão lớn mà ngay cả phạm vi trải rộng ảnh hưởng của bão còn “khuấy đảo” cả vùng biển Thái Bình Dương.

Cơn bão Lan và vùng áp thấp nhiệt đới đang ở ngoài khơi Philippines.

Cơn bão Lan và vùng áp thấp nhiệt đới đang ở ngoài khơi Philippines.

Mô hình máy tính dự đoán rằng khi tiến tới Nhật Bản, cơn bão này sẽ phát triển mạnh lên ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương.

Cuối cùng, dưới sự tương tác với các dòng tia “jet stream”, cơn bão sẽ quay ngược ra “khuấy đảo” vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương.

Được biết, dòng tia chính là những luồng gió chuyển động cực nhanh (từ 100 km/h đến 400 km/h), hẹp (rộng vài trăm km và chiều cao ít hơn 5 km) và ở độ cao lớn (khoảng 11 km), trên Trái Đất có 5 dòng tia gồm:

  • Dòng tia địa cực bắc (dòng lạnh)
  • Dòng tia cận xích đạo bắc (dòng nóng)
  • Dòng tia  xích đạo (dòng nóng)
  • Dòng tia cận xích đạo nam (dòng nóng)
  • Dòng tia địa cực nam (dòng lạnh)

Kết quả là sự nhiễu loạn khí quyển sẽ gây ra các đợt sóng cao, làm thay đổi thời tiết khu vực phía trên Bắc Mỹ.

Đồng thời, với bán kính ảnh hưởng trải rộng, siêu bão này còn tác động tới nhiều nơi khác, trong đó có Việt Nam.

Ảnh hưởng của bão Lan tới Việt Nam và một số quốc gia khác

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết. Khi hoạt động mạnh ở ngoài khơi Philippines, bão Lan sẽ hút cả vùng áp thấp ở biển Đông về hướng đông chếch bắc (tức kéo vùng áp thấp ra ngoài Biển Đông)

Cũng trong đêm này, vùng áp thấp sẽ di chuyển với vận tốc 5-10km/h, sau đó có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Đến sáng 20/10, tâm áp thấp đã ở đảo Palawan (Philippines) với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm đạt cấp 6-7, giật cấp 9.

Vùng áp thấp bị cơn bão Lan kéo ra xa.

Vùng áp thấp bị cơn bão Lan kéo ra xa.

Áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên sẽ tác động tới vùng biển phía đông với gió mạnh cấp 5, có thể lên tới cấp 6,7 giật cấp 9, biển động mạnh.

Theo đó, cả vùng phía nam biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau sẽ có mưa rào, dông mạnh với sức gió có thể lên tới cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động.

Hậu quả là có mưa lớn trong nhiều ngày ở khu vực các tỉnh ở Trung và Nam Trung Bộ.

Ngoài ra, trên đường đi của mình, cơn bão này còn ảnh hưởng tới cả Đài Loan (Trung Quốc) khi tác động với gió đông bắc gây thời tiết lạnh và ẩm, mưa lác đác cuối tuần này, theo dự báo của nhà khí tượng Liu Yu-chi của Trung tâm Thời tiết Bureau (CWB), Đài Loan.

Cận cảnh siêu bão Lan sắp tiến vào Nhật Bản

Siêu bão Lan có mắt bão hơn 80 km

Siêu bão Lan có mắt bão hơn 80 km

Thông tin dự báo về tọa độ, quỹ đạo, sức gió từ ngày 20 đến 23/10.

Thông tin dự báo về tọa độ, quỹ đạo, sức gió từ ngày 20 đến 23/10.

Mắt bão rất to và rõ khi nhìn từ vệ tinh.

Mắt bão rất to và rõ khi nhìn từ vệ tinh.

Dự đoán cơn bão sẽ đổ bộ vào nước Nhật trong ngày 22 và 23.

Dự đoán cơn bão sẽ đổ bộ vào nước Nhật trong ngày 22 và 23.

Hình ảnh dự báo về cượng độ bão theo không tầng do vệ tinh GPM cung cấp.

Hình ảnh dự báo về cượng độ bão theo không tầng do vệ tinh GPM cung cấp.