19/01/2025 | 10:08 GMT+7, Hà Nội

SCB: Chú trọng phát triển công nghệ, trở thành điểm giao dịch tài chính đáng tin cậy

Cập nhật lúc: 21/03/2019, 19:00

Cùng với Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, NHNN thúc đẩy các giải pháp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài tham gia xây dựng công nghệ tài chính (Fintech) hiện đại. Nhiều ngân hàng đều lên kế hoạch liên kết với công ty Fintech, thậm chí là sở hữu cổ phần tại công ty Fintech như một công cụ tốt để thúc đẩy mục tiêu phát triển bán lẻ. Song song với việc liên kết, nhiều ngân hàng đã đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ, nhằm bắt kịp nền tảng công nghệ số mà Fintech đang sử dụng.

Cùng với Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, NHNN thúc đẩy các giải pháp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài tham gia xây dựng công nghệ tài chính (Fintech) hiện đại. Nhiều ngân hàng đều lên kế hoạch liên kết với công ty Fintech, thậm chí là sở hữu cổ phần tại công ty Fintech như một công cụ tốt để thúc đẩy mục tiêu phát triển bán lẻ. Song song với việc liên kết, nhiều ngân hàng đã đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ, nhằm bắt kịp nền tảng công nghệ số mà Fintech đang sử dụng.
 
Không thể phủ nhận với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, để thu hút khách hàng trong kỷ nguyên số, Ngân hàng Sài Gòn - SCB cũng xác định việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ là xu hướng tất yếu.
 
Tiềm lực tài chính mạnh là nền tảng giúp SCB có thể đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng nhóm khách hàng trẻ.
 
Trong năm 2018, SCB đã hoàn thiện nâng cấp và Golive thành công hệ thống Core Banking và Digital Banking, phiên bản mới nhất Flexcube 12.4 của Oracle.

Ngoài ra, SCB cũng đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào hoạt động vận hành và kinh doanh như: Triển khai hệ thống Treasury – FIS Front Arena, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ; áp dụng chương trình quản lý ngân sách và mua hàng tự động - Purchasing Order; triển khai dịch vụ hóa đơn điện tử, chữ ký số; sử dụng QR Code trên sổ tiết kiệm nhằm tăng tính bảo mật; cùng với đó, đẩy mạnh các phương thức thanh toán thông minh không cần thẻ và tiền mặt như Samsung Pay, QR Pay, liên kết thanh toán ví điện tử…

Bên cạnh đó, SCB không hề thua kém Fintech khi sở hữu chuỗi sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ nổi bật đã được ngân hàng triển khai trong 5 năm qua, gồm có: Trung tâm dữ liệu mới Data Center; Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS; Hệ thống ERP tài chính; Hệ thống iServices - Intelligent Services Processing chạy trên máy tính bảng; Dịch vụ thu thuế, phí xuất nhập khẩu và bảo lãnh thuế hàng hóa xuất nhập khẩu; Thẻ SCB MasterCard World Class và SCB C-Debit MasterCard…

 




Theo Quyết định số 2545/2016/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 với nhiều mục tiêu cụ thể. Đáng chú ý, có mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Từ thực tế, đòi hỏi các ngành, đặc biệt là tài chính - ngân hàng, phải có giải pháp hữu hiệu để người dân tham gia mạnh mẽ vào mục tiêu chung này.

Không chỉ thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán trực tuyến mà với sự phát triển của công nghệ mới, chiếc điện thoại di động hiện nay không chỉ để nghe và gọi mà còn được tích hợp nhiều tiện ích như chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, thanh toán online, thanh toán hóa đơn các loại, nạp tiền điện thoại… nhanh chóng và dễ dàng chỉ với vài thao tác.

Các ngân hàng còn kết hợp với nhà hàng, cửa hàng mua sắm, siêu thị, hãng du lịch lữ hành… để khuyến khích việc sử dụng không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ nên người thanh toán bằng thẻ nhận được nhiều ưu đãi, thậm chí được giảm 5%-10% trên hóa đơn, được tặng thêm phần ăn hoặc phiếu giảm giá cho lần mua sau trong khi trả tiền mặt thì không nhận được những ưu đãi này.

 





Tiếp nối thành công từ việc triển khai SCB QR Easy - phương thức thanh toán thông qua mã QR trên ứng dụng Mobile Banking bằng nguồn tiền từ tài khoản thanh toán hoặc thẻ tín dụng quốc tế SCB Mastercard, từ ngày 20/08/2018, SCB chính thức mở rộng hình thức thanh toán trên với thẻ tín dụng SCB Visa.

Theo đó, chủ thẻ SCB Visa không cần mang theo thẻ hoặc tiền mặt mà chỉ cần sử dụng ứng dụng SCB Mobile Banking trên thiết bị di động, thực hiện quét mã QR tại các đơn vị chấp nhận thanh toán qua QR là có thể thực hiện ngay thanh toán chỉ trong vòng vài giây. Cho dù là đi mua sắm, ăn uống hay du lịch, chỉ với vài thao tác đơn giản, khách hàng đều có thể thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhờ thông tin được mã hóa kỹ thuật số cùng các bước yêu cầu xác thực và chấp thuận giao dịch.

Hiện nay, SCB là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai phương thức thanh toán này tại Việt Nam. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tại hơn 2.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng QR như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, MIA VN, 38 Degree…



Bên cạnh thanh toán bằng hình thức quét mã QR, SCB cũng đã triển khai thêm phương thức thanh toán Contactless, cho phép chủ thẻ SCB Visa đơn giản hóa quá trình thanh toán. Cụ thể, với công nghệ trên, khách hàng không cần đưa thẻ cho người bán hàng để quét qua máy POS như phương thức truyền thống, mà chỉ cần một thao tác chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ trước màn hình máy POS là đã có thể thực hiện thanh toán.

Không chỉ đơn giản, nhanh chóng, công nghệ thanh toán Contactless sẽ tăng thêm sự an toàn và bảo mật cho khách hàng khi có thể tự quản lý thẻ của mình trong lúc thực hiện giao dịch, tránh được các trường hợp bị mất, làm giả thẻ hoặc bị sao chép thông tin. Hiện nay, đã có hơn 3.000 nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chấp nhận hình thức thanh toán này như Co.op Mart, AEON Citimart, Big C, Wall Street English, Nguyễn Kim, KFC,...

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, việc chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng được xác định là hai trong số nhiều nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng những năm tới.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2019 của SCB trong lĩnh vực thẻ và ngân hàng số là: Xây dựng nền tảng số vững chắc cho lộ trình chuyển đổi số và định hình các kênh phân phối mới. Bên cạnh đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hoạt động kinh doanh, SCB cũng luôn chú trọng tới an ninh thông tin, kiện toàn bảo mật hệ thống CNTT nội bộ, liên tục cập nhật xu hướng an ninh thông tin trên thế giới và ứng dụng một cách linh hoạt, kịp thời.