Hội chữ năm nay mang chủ đề "Hiền tài", bên cạnh 63 gian lều và 60 ông đồ cho chữ thư pháp, ban tổ chức còn tái hiện trường thi của các sĩ tử ngày xưa với nhà thập đạo chòi canh hay lều chõng phục vụ công chúng.
Đến với hội chữ, công chúng còn được hoà mình vào không gian của các làng nghề truyền thống như gian nhà giấy đỏ, tranh dân gian, gốm sứ, mây tre đan, thêu dệt, vẽ tranh,… cùng hệ thống ẩm thực dân gian truyền thống của Việt Nam.
Hội chữ Xuân chào tết Mậu Tuất 2018 diễn ra từ 10 – 25/2 tức từ 25 tháng Chạp tới mùng 10 Tết.
Hội chữ Xuân Mậu Tuết 2018 tại Hồ Văn luôn là một trong những hoạt động được mong chờ nhất trong dịp đầu năm của người dân Thủ Đô.
Hội chữ xuân được chăm chút tỉ mỉ từ các tiểu cảnh trong khuôn viên Hồ Văn cho tới công tác tuyển mộ ông đồ phục vụ công chúng xin chữ.
Các ông đồ tại đây được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển nghiêm ngặt.
Không chỉ xin được chữ, người dân tới đây còn được các ông đồ tư vấn, cho những lời khuyên về cuộc sống, về công việc.
Ẩm thực truyền thống được giới thiệu tới công chúng tham quan.
Các món ăn đường phố được chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Không gian làng quê xưa cũ được tái hiện qua những từng ngôi nhà, túp lều trong khu vực Hồ Văn.
Cách sắp xếp, bày biện khiến chúng ta nhớ lại những năm tháng ngày trước với nón quai thao, các gánh hàng rong cùng nải chuổi xanh.
Tại Hội chữ, nhiều xuất hiện các mặt hàng chơi tết như dưa hấu khắc chữ.
Lá rong, trõ gạo, bên cạnh nồi bánh chưng, bánh tét mang đậm không khí ngày tết.
Các sản phẩm thủ công mây tre đan, chổi quét nhà, nón, thúng, nia truyền thống.
Nghiên mực được bày bán với giá từ 150.000- 300.000 đồng tuỳ loại.
Các mẫu vải, áo dài được trưng bày, giới thiệu tới công chúng.
Những bức tranh được các hoạ sĩ hoàn thiện thu hút công chúng trong và ngoài nước.
‘Móc khoa, bật lửa, viết chữ theo yêu cầu’.
Hình nộm tái hiện hình ảnh rước kiệu về quê sau khi đỗ đạt của các sĩ tử.
Đây cũng là dịp để các bạn trẻ trải nhiệm những hoạt động truyền thống trong dịp tết cổ truyền.