19/01/2025 | 01:32 GMT+7, Hà Nội

Quận nào ở TPHCM cũng có đất công bỏ hoang, xẻ thịt cho thuê giá bèo

Cập nhật lúc: 03/06/2018, 23:47

Quận nào ở TPHCM cũng có đất công bỏ hoang, xẻ thịt cho thuê giá bèo; Rủi ro rình rập khi vay vốn kinh doanh bất động sản; TPHCM: Cảnh báo lấy đất công viên cây xanh, thể dục thể thao vẽ dự án để bán; Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói gì về hàng loạt vụ bán rẻ đất công?... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Quận nào ở TP.HCM cũng có đất công bỏ hoang, xẻ thịt cho thuê giá bèo

Trong số các đơn vị được Nhà nước giao quản lý, khai thác đất công bị phát hiện sai phạm, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn -TNHH MTV (Saigontourist) có đến 14 khu đất bị bỏ hoang, lãng phí, sử dụng sai với quy định. Điển hình nhất, tại khu đất mặt tiền số 856 quốc lộ 1A (phường Linh Trung, quận Thủ Đức) có diện tích đến hàng nghìn mét vuông đang được cho 2 đơn vị thuê mở công ty cũng như kho bãi.

Cả 2 đơn vị này đều kinh doanh về lĩnh vực xe cơ giới, vừa cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì… trong thời gian rất dài. Mặt tiền quốc lộ các chủ bãi này còn để một số máy móc chiếm hết phần vỉa hè quốc lộ rộng hàng chục mét.

Cũng thuộc quyền quản lý, sử dụng của Saigontourist, khu đất số 26 Thống Nhất (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích, sai quy định.

Hiện khu đất rộng cả nghìn m2 này đang bỏ hoang. Một vài căn nhà bị đập bỏ, khuôn viên đổ nát là vết tích của một khu nhà hàng vừa chuyển đi nơi khác.

Ngay gần đó khoảng vài chục mét, nhà đất tại địa chỉ số 2 Hàn Thuyên, phường Bình Thọ cũng thuộc quyền quản lý của Saigontourist và được báo cáo là không quản lý, bỏ hoang.

Xem chi tiết tại đây.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói gì về hàng loạt vụ bán rẻ đất công?

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời thông tin liên quan đến việc một số vụ đất công bị bán giá rẻ mới được phản ánh.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đây là vấn đề Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo. Với Chính phủ, cơ quan này đã giao cho cơ quan thanh tra chuyên môn để xác minh, làm rõ dư luận.

“Tinh thần là yêu cầu phải minh bạch, yêu cầu phải công khai, thu lại cho Nhà nước lợi ích cao nhất. Từ nay trở đi dứt khoát phải đấu giá, minh bạch, mọi người được tham gia, người dân phải được giám sát” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Trước đó, dư luận xôn xao về việc Hơn 320.000 m2 đất công của TP.HCM bị bán rẻ cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.

Xem chi tiếttại đây.

Rủi ro rình rập khi vay vốn kinh doanh bất động sản

Theo lãnh đạo Techcombank, cho vay mua nhà để ở là mảng đang làm ăn tốt ở ngân hàng này, với thị phần chiếm tới 31%. Trong bản cáo bạch gửi nhà đầu tư trước niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 6/4 tới, Techcombank cho biết, sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà để ở của Ngân hàng tăng mạnh nhờ sự tăng trưởng chung của toàn ngành.

Bên cạnh đó, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi bền chặt giữa Techcombank với các nhà phát triển bất động sản cũng hỗ trợ rất nhiều cho tăng trưởng dư nợ cho vay mua thế chấp nhà.

Dư nợ tín dụng bất động sản tại OCB hiện chiếm 25 - 30% tổng dư nợ khối khách hàng cá nhân. Ảnh: Đức Thanh.

Dư nợ tín dụng bất động sản tại OCB hiện chiếm 25 - 30% tổng dư nợ khối khách hàng cá nhân. Ảnh: Đức Thanh.

Thế nhưng, theo các chuyên giatài chính-kinh tế, nếu không thận trọng, sẽ khó tránh rủi ro khi ngân hàng không kiểm soát được dòng tín dụng. Thực tế những năm trước, một trong những yếu kém của ngân hàng thương mại là không kiểm soát được dòng tín dụng hoặc kiểm soát lỏng lẻo, làm nợ xấu gia tăng, dẫn đến tình trạng “bong bóng” tín dụng bất động sản. Hậu quả là, nợ xấu của ngân hàng thương mại tăng và tập trung phần lớn vào bất động sản và đến nay chưa thể xử lý hết.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết, ngay cả thị trường phát triển như Mỹ, việc các ngân hàng ồ ạt đẩy mạnh cho vay mua nhà cũng đã làm nợ xấu tăng, dẫn đến nhiều ngân hàng phải phá sản.

Xem chi tiếttại đây.

TP.HCM: Cảnh báo lấy đất công viên cây xanh, thể dục thể thao vẽ dự án để bán

Ngày 2/6, UBND P. An Phú Đông, Q.12, TP.HCM đã phát cảnh báo một số tổ chức, cá nhân ngang nhiên lấy đất quy hoạch công viên cây xanh, thể dục thể thao vẽ dự án nhà ở rao bán.

Các đối tượng đã đăng thông tin về dự án nhà ở tại P.An Phú Đông, Q.12kèm theo đó là bản đồ phân lô thửa đất 404, 405 từ bản đồ số 3; tài liệu 02/CT-UB thuộc một phần thửa đất số 210 tờ bản đồ số 3 (tài liệu 2005).

Hình ảnh khu đất bị thông tin sai lệch là quy hoạch

Hình ảnh khu đất bị thông tin sai lệch là quy hoạch "dự án nhà ở" (ảnh P. An Phú Đông).

Để tránh hành vi lừa đảomua bán, chuyển nhượng đất trái pháp luật ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường.UBND P.An Phú Đông thông báo đến người dân lưu ý thông tin để cảnh giác, tránh bị lừa đảo bởi các đối tượng nêu trên.

Xem chi tiếttại đây.

"Khát" vốn phát triển nhà ở

Về chương trình nhà ở xã hội, đã hoàn thành đầu tư xây dựng 186 dự án với quy mô khoảng 75.500 căn, tương đương với 5,81 triệu m2 nhà ở. Dự kiến quý 2/2018 sẽ hoàn thành thêm 1.000 căn hộ. Hiện tại, cả nước đã phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung, vì vậy việc đảm bảo nhà ở cho công nhân là vấn đề lớn.

Đến 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5m2/người) và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở và để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay mà chương trình này gặp phải là gói tín dụng cho vay ưu đãi các dự án nhà ở xã hội lãi suất thấp 30.000 tỷ đồng kết thúc từ năm 2016 khiến nhiều người thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà chưa tiếp cận được vốn vay, nhiều dự án bị dừng cho vay, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ.

Xem chi tiếttại đây.

Cuộc đua mới trên thị trường nội thất

Theo nhận định của chuyên gia nội thất Trần Quang Hưng (Nội Thất V-Home), ngày nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…, nhiều khu đô thị hiện đại đã được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao của người dân. Tuy nhiên, để đáp ứng số đông người có nhu cầu về nhà ở, đại đa số các căn hộ được thiết kế có diện tích không lớn.

Các căn hộ này sẽ gặp nhiều khó khăn trong bài trí, sắp xếp đồ đạc, nhất là gia đình có đông thành viên. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều doanh nghiệp nội thất đã nhanh tay đưa ra thị trường những sản phẩm thông minh, phù hợp cho căn hộ nhỏ và ngay lập tức, phân khúc này được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

“Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm nội thất thông minh, từ tủ quần áo, bàn ăn, giường ngủ, bàn tiếp khách, đến giá sách… Đặc biệt, cùng một sản phẩm, nhưng có thể sử dụng được nhiều chức năng khác nhau để tiết kiệm không gian sinh hoạt trong nhà”, chị Thanh Thủy, nhân viên bán hàng Công ty Nội thất Xếp gọn chia sẻ.

Xem chi tiết tại đây.

"Khẩu vị" khối ngoại vẫn là bất động sản?

Tại Diễn đàn Bất động sản 2018 với chủ đề: "Thị trường bất động sản 2018: Tác động từ chính sách", Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định vấn đề này: "Dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào bất động sản đang ngày càng tăng. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc đang quan tâm đến và họ cần cơ chế cởi mở, thông thoáng để đầu tư. Tại TP.HCM có một số dự án đang hợp tác đầu tư thành công".

Ngoài ra, các phân khúc của thị trường bất động sản cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với khối ngoại. Bởi, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh nên nhu cầu cho thị trường nhà ở là rất lớn. Do đó, nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia vào phân khúc nhà ở, đem đến cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng.

Giới phân tích cũng cho rằng, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào nền kinh tế và thị trường bất động sản trong thời gian tới. Các doanh nghiệp nước ngoài đến từ các thị trường bất động sản phát triển hơn, họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thiết kế, phát triển và vận hành các bất động sản cao cấp. Mặt khác, cũng làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh và sản phẩm để đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.

Xem chi tiết tại đây.