Phòng tránh cho trẻ các bệnh dễ mắc phải khi trời trở gió
Cập nhật lúc: 23/11/2015, 12:42
Cập nhật lúc: 23/11/2015, 12:42
Sự khác nhiệt của thời tiết mùa đông làm cho trẻ em là những đối tượng dễ đổ bệnh nhất. Nguyên nhân do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết.
Dưới đây là 9 bệnh mà trẻ hay gặp nhất vào mùa đông, rất mong các bậc phụ huynh sẽ đọc và có hướng bảo vệ sức khỏe cho con.
Các bệnh về đường hô hấp
Cảm lạnh
Nguyên nhân gây cảm lạnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào mũi và họng của trẻ. Cảm lạnh có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác. Vì vậy nếu con bạn bị cảm lạnh thì không nên cho bé đến lớp.
Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Trong thời gian cảm lạnh, bố mẹ không được tự ý mua kháng sinh cho con uống. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn về thuốc.
Viêm mũi
Viêm mũi ở trẻ em xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Bệnh viêm mũi khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi, khó thở. Khi ngứa mũi trẻ thường dụi tay lên mũi làm cho chảy nước mũi nhiều. Trẻ có thể sốt hoặc không.
Trẻ con bú mẹ thì thường bỏ bú vì trẻ phải thở bằng miệng. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
Viêm họng cấp
Trẻ em bị viêm họng sẽ bị đau họng khi nuốt. Tiếng khóc hoặc trẻ đã biết nói thì khàn tiếng. Nguyên nhân viêm họng ở trẻ em là do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh viêm họng nếu bố mẹ không chữa trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng bệnh thấp tim.
Viêm phế quản
Trẻ bị sổ mũi, ho nhưng do trẻ mải chơi và ăn uống bình thường làm cho bố mẹ lờ đi và không theo sát tình trạng bệnh của trẻ. Nếu để tình trạng này kéo dài và không điều trị sớm, dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản ở trẻ em rất nguy hiểm.
Ho
Ho không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng. Ho có 2 dạng là ho khan và ho có đờm. Khi trẻ bị ho, mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh mà trước tiên hãy áp dụng những bài thuốc trị ho ở trẻ em từ dân gian.
Mật ong được cộng nhận như một dược liệu quý để chữa trị ho khan hiệu quả cho bé. Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc tây Y.
Một số bệnh khác
Dị ứng lạnh
Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, cơ thể phải sản xuất thêm chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa…
Bố mẹ cần chú ý mặc quần áo dài và đi tất ( vớ ) cho trẻ, không nên để các vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Hạn chế ra ngoài trong những ngày không có nắng.
Tắm bằng nước đủ ấm, tắm nhanh và tắm xong không di chuyển bé sang phòng có nhiệt độ quá chênh lệnh với phòng tắm.
Tiêu chảy
Tiêu chảy cấp ở trẻ em xảy ra trong mùa đông thường do rotavirus gây ra. Tiêu chảy không phải triệu chứng quá ác tính, nhưng tiêu chảy làm cho bé quấy khóc, mệt mỏi, có khi nôn hoặc sốt.
Điều quan trọng nhất trong chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em là phải bù nước và bù điện giải. Oresol là một giải pháp bù nước an toàn được nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên dùng.
Thông thường tiêu chảy kéo dài từ 3 – 7 ngày, nếu trẻ đi tiêu chảy hơn 7 ngày làtrẻ bị tiêu chảy kéo dài. Lúc đó, nếu không kịp thời bù dịch trẻ sẽ bị mất nước nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thay đổi dinh dưỡng cho trẻ em bị tiêu chảy bằng cách ăn chín uống sôi, các dưỡng chất cân bằng, cách chế biến và dụng cụ đảm bảo vệ sinh.
Tránh để cho ruồi, muỗi, côn trùng đậu vào thức ăn của trẻ. Dinh dưỡng đầy đủ làm tăng sức đề kkáng cho trẻ, cơ thể nhanh chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Quai bị
BIểu hiện quay bị của trẻ gồm: mệt mỏi, hơi sốt, có ho sau đó sưng và đau một bên mang tau rồi đau cả 2 bên. Thường trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
Quai bị là bệnh khá lành tính. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ biến chứng làm trẻ em vô sinh khi trưởng thành. Đặc biệt chú ý khi bé trai bị sưng tuyến mang tai, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến ống dẫn tinh. Đối với bé gái nếu đau bụng dưới, đau đầu, nôn…cũng là những biểu hiện nguy hiểm.
Một số biến chứng kháng của quai bị có thể xảy ra như: viêm não, màng não thường xảy ra và ngày thứ 3 – 10 với các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn và kèm theo co giật
Trầm cảm
Trầm cảm tuy không phải một bệnh hiểm ngèo nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ sau này. Các chuyên gia Y tế của Nam Dược đã nghiên cứu ra rằng: trầm cảm vào mùa đông không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ em.
Nguyên nhân do thời tiết lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến trẻ em uể oải, người lớn thì cảm thấy buồn.
Trong mùa đông bố mẹ vẫn nên khuyến khích trẻ vận động, cần giao tiếp với trẻ nhiều hơn và không nên quá giữ trẻ trong nhà. Trẻ vẫn cần được đến lớp, thỉnh thoảng bố mẹ nên đưa trẻ đến nơi công cộng hay chỗ đông người để trẻ tiếp xúc dần dần với cuộc sống.
Giữ ấm thân nhiệt
Để trẻ luôn khỏe mạnh, bố mẹ cần chú ý trước tiên đến chuyện ăn mặc của trẻ, tránh cho trẻ bị lạnh gây ho, cảm. Tuy nhiên, đây là thời điểm nhiệt độ giảm nhưng giảm chưa sâu, vì thế cần chọn các loại quần áo có độ dày vừa phải, tốt nhất là quần áo dài tay bằng chất liệu dệt kim, cotton... hay các chất liệu thoáng mát, dễ thấm mồ hôi và không để hở cổ, bụng.
Ngoài ra, cần lưu ý một đặc điểm đó là những ngày trời chuyển gió nhiệt độ sáng sớm và đêm xuống khá thấp nên cần mặc ấm cho trẻ hơn.
Nên mặc thêm áo khoác mỏng nếu cho trẻ đi ra ngoài vào buổi sáng để đến trưa, khi trời hửng nắng, ấm áp hơn, có thể cởi bỏ bớt áo ngoài, tránh trường hợp trẻ mặc ấm quá bị ra mồ hôi và ốm ngược trở lại. Buổi tối, khi trẻ đi ngủ, mặc quần áo thoáng, không dùng điều hòa nhiệt độ.
Thời điểm này, nhiệt độ trong ngày thường thay đổi đột ngột. Vì thế, để tránh trường hợp trẻ bị sốc nhiệt, trước khi cho trẻ ra ngoài, cần bế trẻ hoặc cho trẻ đi lại trong nhà trước rồi mới ra ngoài. Khi người lớn đi ở ngoài đường về, không nên bế và ôm ấp trẻ ngay sẽ truyền hơi lạnh khiến trẻ dễ bị ốm.
Bổ sung dinh dưỡng (vitamin C)
Để bé có hệ miễn dịch tốt nhất, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua, tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen…
Một số loại thực phẩm được khuyến nghị nên cho trẻ ăn vào mùa đông đó là súp lơ, củ cải, cà rốt, gia vị hành tỏi… Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có tính hàn như hải sản, rau đay, thực phẩm lạnh,…
Ngủ đủ giấc và uống đủ nước
Trời chuyển gió, gây hanh khô nên dễ gây mất nước. Bố mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, và ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ
Không phải cứ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì mới có khả năng mắc bệnh, vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại,...
Vì vậy, cha mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về. Bạn cần hướng dẫn bé cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho bé không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng.
Ngoài việc rửa tay thường xuyên việc tắm cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Nhưng các bậc phụ huynh cần biết không nên tắm nhiều và tắm lâu cho trẻ nhỏ.
Mỗi lần tắm, phải dùng nước ấm và tắm ở khu vực kín gió, tránh gió lùa. Ngay sau khi bế trẻ ra khỏi chậu tắm, phải dùng khăn khô loại to để lau khô và choàng cho trẻ trước khi mặc quần áo.
Bên cạnh đó, nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhẹ. Thời tiết hanh khô dễ gây ngạt, khô hay chảy nước mũi. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thông thoáng hơn.
Tiêm chủng cho trẻ
Hãy cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia. Đặc biệt chú ý đến mũi cúm khi trẻ tròn 9 tháng tuổi. Văcxin cúm chứa các virút cúm không còn khả năng gây bệnh. Sau khi tiêm ngừa khoảng hai tuần thì văcxin có hiệu quả bảo vệ./.
12:57, 24/10/2015
23:03, 23/10/2015
02:40, 13/08/2015
01:00, 06/08/2015
01:50, 26/06/2015