PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: "Pin có ăn được không - Có ai ăn pin không?"
Cập nhật lúc: 19/04/2018, 12:27
Cập nhật lúc: 19/04/2018, 12:27
Liên quan đến sự việc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Đắk Nông) phối hợp cùng Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, UBND huyện Đắk R’lấp và xã Đắk Wer vừa bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) đang pha trộn bột pin Con ó vào cà phê khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, nếu người sử dụng vào sản phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Sáng 18/4, trao đổi với PV về việc này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thẳng thắn cho rằng, bây giờ chúng ta không nên đặt vấn đề là thực phẩm có nhuộm bột Pin Con ó nguy hại như thế nào, bởi đây là chất độc hại, cấm sử dụng trong thực phẩm.
“Pin có ăn được không? Có ai ăn pin không?”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đặt câu hỏi lại cho PV và trả lời câu hỏi này bằng giọng gay gắt: “Chắc chắn người bình thường không ai người ta ăn phế liệu cả, đặc biệt là pin là thứ vứt bỏ, tiêu hủy cũng không đơn giản huống hồ để ăn, pha chế lẫn trong thực phẩm... Đây là hành vi không thể chấp nhận được, cần phải xử lý nghiêm”.
Các thùng pin Con ó dùng để trộn với bột cà phê tại cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) vừa bị bắt quả tang
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nêu quan điểm tiếp, vấn đề cốt yếu là phải trả lời ngay cho dư luận trong thời điểm này là cơ quan chức năng đã xử lý như thế nào đối với cơ sở sơ sản xuất cà phê làm ăn gian dối, đầu độc người tiêu dùng này?
Thêm nữa, cần phải tịch thu toàn bộ sản phẩm của cơ sở này để ngăn chặn lưu thông ra thị trường và làm bằng chứng để xem xét hình thức xử lý vi phạm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: Người đưa tin)
“Tôi nhắc lại, ngay bây giờ chúng ta phải xem cơ quan chức năng đã xử lý cơ sở sản xuất, pha chế cà phê này chưa? Nếu xử lý rồi thì xử lý bằng hình thức nào? Nếu chưa xử lý thì cần phải xử lý nhanh chóng, thật nghiêm và công bố rộng rãi cho dư luận được biết. Đây là cái dư luận quan tâm nhất hiện nay.
Bởi tất cả những hành vi vi phạm này đã có quy định trong Nghị định của Chính phủ, không có gì khó khăn để xử phạt với những cơ sở sản xuất thực phẩm có hành vi gian dốikhi đưa chất hóa học độc hại vào thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng vô cùng to lớntới sức khỏe củangười tiêu dùng.
Không những thế, việc trộn pin với cà phê còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất cà phê của Việt Nam. Vì thế, các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Nông phải xem xét thật kỹ lưỡng để đưa ra hình thức xử lý. Nếu cần thiết phải xử lý hình sự để tăng tính răn đe, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và ngành cà phê uy tín của nước ta”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh kiến nghị.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, người sử dụng loại cà phê này dễ bị nhiễm độc, có thể dẫn đến viêm thận, đau tim. Vì nếu người uống cà phê có lẫn than chì trong pin sẽ bị viêm thận, viêm cơ tim. Nếu người dùng muón thải loại than chì ra khỏi thận thì phải cần 7 năm, còn muốn tải loại chất này khỏi xương cũng cần tới vài chục năm.
20:30, 18/04/2018
06:30, 18/04/2018
00:58, 13/12/2017
12:32, 12/12/2017