19/01/2025 | 01:24 GMT+7, Hà Nội

Nỗi trăn trở của bà chủ Bệnh viện Thu Cúc

Cập nhật lúc: 25/02/2016, 11:29

Việt Nam còn nghèo nhưng hàng năm tiêu tốn tới 2 tỷ USD cho khám chữa bệnh tại nước ngoài. Người bệnh còn phải vượt đường xa “tị nạn” y tế ở nước ngoài với bao cơ cực về cả tinh thần và vật chất

Trăn trở với tình trạng “tị nạn” y tế ở nước ngoài

Theo thống kê, Việt Nam đang tiêu tốn tới 2 tỷ USD hàng năm cho khám chữa bệnh tại nước ngoài, người bệnh còn phải vượt đường xa “tị nạn” y tế ở nước ngoài với bao cơ cực về cả tinh thần và vật chất.

Trăn trở với điều đó, bà Nguyễn Thu Cúc, Chủ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc quyết định đi khảo sát dịch vụ y tế tại các nước mà người bệnh tại Việt Nam thường tìm đến điều trị như Singapore, Nhật Bản… và nhận ra rằng, ngành y tế Việt Nam hoàn toàn có thể điều trị cho bệnh nhân trong nước với chất lượng và dịch vụ không thua kém nước ngoài.

Làm gì để bệnh nhân ở lại Việt Nam, nhưng vẫn được cung cấp dịch vụ chất lượng không thua kém dịch vụ tốt nhất ở nước ngoài là câu hỏi Thu Cúc đau đáu nhiều ngày. Để bắt tay vào triển khai, bà đi sâu vào giải quyết 3 yếu tố: con người, thiết bị y khoa và quy trình dịch vụ.

Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hay yếu tố dịch vụ vốn là thế mạnh sẵn có của Bệnh viện Thu Cúc, vậy nên, để giải quyết trăn trở của mình, bà bắt đầu bằng việc tìm gặp những giáo sư, bác sỹ nổi tiếng ở Singapore, Nhật Bản để mời về cộng tác.

Gây dựng một con đường mới không bao giờ dễ dàng và người tiên phong nhất định phải tìm được giải pháp cho những tình huống khó.

Đến nay, hình ảnh của các giáo sư, bác sỹ giỏi hàng đầu Singapore như PGS-TS Ang Peng Tiam, Phó chủ tịch Hiệp hội Ung thư Singapore vẫn thường xuyên đáp chuyến bay qua lại giữa hai nước để điều trị cho bệnh nhân tại Việt Nam chính là đáp án thuyết phục nhất cho bài toán hóc búa này.

Bà Nguyễn Thu Cúc 

Theo bà Cúc, ở nước bạn, những người như PGS-TS Ang hay rất nhiều giáo sư, bác sỹ khác lại rất đông bệnh nhân và thu nhập quá cao. Nếu mời người ta vì tiền bao nhiêu mới thuyết phục đủ? Và với chi phí cao như vậy bệnh nhân của mình sẽ gánh sao đây?

“Tôi đã đặt vấn đề với các giáo sư, bác sỹ không từ góc độ tiền bạc, mà từ cái tâm giữa con người với con người. Mưu cầu được sống, được điều trị tốt nhất khi ốm đau bệnh tật của con người ai cũng lớn, nhưng với những bệnh nhân Việt Nam đang vì sự mưu cầu đó mà phải “vật lộn” nơi đất khách quê người, phải chăng ông nên giúp đỡ họ?"-bà Cúc chia sẻ.

Thay vì để hàng ngàn bệnh nhân phải bay sang Singapore điều trị, ông hãy sang Việt Nam để hàng nghìn người có thêm cơ hội được điều trị, tiết kiệm được những chi phí không đáng có để có thêm tiền chữa bệnh lâu dài. Có lẽ chính lời đề nghị rất tình người này khiến PGS-TS Ang cảm động và quyết định hợp tác”, bà Cúc nói.

Xuất phát từ trái tim

Năm 2010, Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc ra đời, là bệnh viện đa khoa có tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động theo mô hình bệnh viện - khách sạn, tập trung vào chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ phục vụ bệnh nhân. 

Không giống các bệnh viện truyền thống, bác sỹ giỏi chuyên môn sẽ thăng tiến và đảm nhận chức vụ quản lý, bà Cúc chủ trương áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại vào hoạt động doanh nghiệp. Bệnh viện đa khoa Thu Cúc hiện vận hành 2 hệ thống quản lý song song, mà đứng đầu là Giám đốc chuyên môn và Giám đốc điều hành.

Về quản lý chuyên môn, bà Cúc thực hiện chính sách cầu hiền với mong muốn cộng tác với các giáo sư, bác sỹ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện công trong nước. Đồng thời, bà mở rộng hợp tác quốc tế, mời những bác sỹ hàng đầu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới như Singapore, Nhật Bản... về công tác tại đây.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Ngoài chính sách lương thưởng cạnh tranh để thu hút và giữ nhân sự giỏi, quan niệm của Thu Cúc là đã đầu tư vào y tế thì sẽ không tiếc cho việc đầu tư trang thiết bị hiện đại. Nếu Giám đốc chuyên môn yêu cầu trang thiết bị nào đó, nhất định Giám đốc điều hành phải đáp ứng. 

Để có dịch vụ tốt, Thu Cúc quan niệm, hành động phải đến từ trái tim. Có những câu chuyện thật về tấm lòng của người bác sỹ tại đây đã lấy đi không ít nước mắt xúc động của người nghe và cũng cho ta thấy sức mạnh của nghĩa cử xuất phát từ trái tim.

Cách đây ít lâu, một bệnh nhân ung thư đến nhập viện khi đã ở giai đoạn cuối, di căn toàn thân không còn khả năng cứu chữa. Giây phút phải thông báo với bệnh nhân về sự sống mong manh của họ đè nặng lên vai vị bác sỹ người Singapore đang trực tiếp điều trị.

Giống như sự mất mát của chính bản thân mình, vị bác sỹ đã quỳ xuống bên giường, nắm tay người bệnh để truyền thêm hơi ấm và sức mạnh cho họ trước khi tự mình thông báo kết quả, ngậm ngùi trong câu nói: “I am sorry”.

Hay câu chuyện về một vị bác sỹ trước cuộc gọi cầu cứu của bệnh nhân lúc 2 giờ sáng vì đau đớn, bệnh tật đã chẳng hề ngần ngại, ngay lập tức tới tận nhà thăm khám cho bệnh nhân, gạt đi nỗi mệt mỏi sau một ngày làm việc gắng sức, gạt đi những ngần ngại trước đêm đông lạnh giá, đường xá xa xôi.

Nếu không phải vì đau cùng nỗi đau với người bệnh, không xuất phát từ trái tim của người thầy thuốc, có lẽ sẽ khó lòng mà lý giải cho sự sẻ chia thầm lặng như vậy.

Khi cái tâm của người trong nghề được thông suốt, họ quan sát và học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bước vì một cuộc sống tươi đẹp hơn. Bệnh viện Thu Cúc được xây dựng và hoạt động trên nền tảng ấy.

“Chỉ số quan trọng nhất đối với chúng tôi là số lượng khách hàng đến khám chữa bệnh, chứ không phải là số tiền họ sẽ chi ra nhiều hay ít. Chúng tôi tin vào giá trị mình mang lại cho khách hàng và tin tưởng rằng, khi khách hàng đã khỏi bệnh, đã hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh, cũng như dịch vụ, thì chắc chắn họ sẽ quay lại, không chỉ mình họ, mà còn có cả người thân, gia đình và bạn bè họ. Riêng trong lĩnh vực y tế, nhà đầu tư sẽ phải xác định đi đường trường và lợi nhuận không phải là số một”, bà Cúc khẳng định.

Những ngày này, Thu Cúc đang bận rộn với kế hoạch mở rộng quy mô của bệnh viện lên gấp 3 lần để phục vụ khách hàng tốt nhất vì Bệnh viện đang có dấu hiệu quá tải, đồng thời mở rộng chuỗi Thu Cúc Clinic lên hơn 100 cơ sở trên toàn quốc, hạn chế để khách hàng phải đi lại xa.

Nữ doanh nhân chia sẻ, sau khi tập trung cho lĩnh vực điều trị ung bướu, Bệnh viện sẽ tập trung cho sản khoa, lĩnh vực luôn yêu cầu chất lượng ở mức cao nhất. 

Công việc không bao giờ nhàm chán 

Khi được hỏi về ước mơ của mình, bà Cúc trả lời giản dị: “Đó là mở rộng hệ thống, tạo ra 10.000 công ăn việc làm trực tiếp cho người lao động”. Với những thành công đã đạt được, tin rằng, việc tạo ra con số việc làm gấp 4 lần hiện tại không phải là ước mơ quá xa xôi với một nữ doanh nhân đang ở độ chín như Thu Cúc.

Bởi với bà, công việc không bao giờ là nhàm chán và bà luôn làm với tất cả với niềm say mê và mong được cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam.