Nợ xấu là gì? Bản chất của nợ xấu, phân loại nợ xấu
Cập nhật lúc: 24/09/2015, 20:36
Cập nhật lúc: 24/09/2015, 20:36
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Bản chất của nợ xấu
Là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.
Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập các khoản nợ vượt quá các khoản nợ của chính nó.
Nợ được ngay lập tức bằng văn bản của tín dụng con nợ tài khoản và do đó loại bỏ bất kỳ số dư còn lại trong tài khoản đó. Nợ xấu đại diện cho tiền bị mất do một doanh nghiệp là lý do tại sao nó được coi là một khoản chi phí.
Phân loại nợ xấu
Trong Thông tư 24/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành có quy định về việc phân loại nợ thì nợ xấu thuộc 3 nhóm:
Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm nợ nghi ngờ bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Nhóm nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Vấn đề nợ xấu đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và tính lành mạnh của các ngân hàng. Trên thực tế, nợ xấu đang bào mòn lợi nhuận và làm hụt vốn của các ngân hàng, trong đó, nhiều ngân hàng đã rơi vào trạng thái âm vốn chủ sở hữu.