Những tiêu chí giúp chọn máy điều hòa tốt cho trẻ
Cập nhật lúc: 22/05/2020, 08:27
Cập nhật lúc: 22/05/2020, 08:27
Nhiệt độ trên trái đất ngày càng nóng, việc chọn mua các thiết bị giúp làm mát giải nhiệt trong mùa hè là điều đang được người dùng quan tâm. Việc chọn mua điều hòa khá là quan trọng, đặc biệt với những hộ gia đình có trẻ nhỏ. Với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc chọn đúng loại máy lạnh rất cần thiết, sẽ vừa mang đến sự thoải mái cho cả nhà mà còn đảm bảo sức khỏe cho bé.
Việc chọn mua sản phẩm điều hòa dân dụng đúng loại đúng nhu cầu sử dụng mang đến sự thoải mái cả gia đình và đặc biệt là đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây của trang tieudungplus. vn sẽ hướng dẫn bạn có thể chọn được máy điều hòa tốt nhất cho trẻ.
1. Điều hòa có chế độ Gentle Cool Air (chế độ không khí mát mẻ)
Bạn nên chọn những máy điều hóa có sẵn chế độ gió dễ chịu để gió lạnh không thổi trực tiếp vào người bé mà vẫn mang đến không gian mát mẻ, thoải mái cho trẻ. Thường thì mỗi hãng sẽ có những tên gọi khác nhau như chế độ Gentle Cool Air trên máy lạnh Sharp, mắt thần thông minh trên máy lạnh Daikin,…
2. Điều hòa có chế độ ngủ đêm
Chế độ ngủ đêm của điều hòa này sẽ được vận hành tự động, cho phép máy điều hòa tự động tăng nhiệt độ sau một khoảng thời gian cố định để phù hợp với thân nhiệt của người dùng và nhiệt độ của môi trường.
Thường thì cứ khoảng 30 phút hoặc 1 giờ thì nhiệt độ sẽ tăng lên 1 độ, và sau đó tiếp tục tăng đến 2 độ thì sẽ duy trì mức nhiệt độ đó hoặc tăng 0.5 độ mỗi 60 giây sau khi nhấn nút hẹn giờ tắt.
Nhìn chung, mỗi hãng sẽ có cách hoạt động riêng nhưng đều mang đến giấc ngủ ngon cho cả nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.
3. Điều hòa có chế độ hoạt động siêu êm
Chế độ hoạt động siêu êm của điều hòa sẽ giúp máy điều hòa sẽ tạo ra luồng không khí dễ chịu và máy điều hòa sẽ vận hành ở mức êm, yên tĩnh tuyệt đối để không làm phiền giấc ngủ của trẻ.
4. Điều hòa có chế độ bảo vệ da, kiểm soát độ ẩm
Với gia đình có trẻ nhỏ bạn nên lựa chọn máy điều hòa được trang bị tính năng cấp ẩm, để giúp hạn chế tình trạng trẻ bị mất nước khi ở phòng máy điều hòa nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thường xuyên bổ sung nhiều nước để đảm bảo sức khỏe, tránh hiện tượng mất nước cho trẻ.
5. Điều hòa có chế độ sưởi
Nếu bạn ở các tỉnh phía Bắc với thời tiết có mùa đông lạnh và mùa hè nóng bức, thì bạn nên lựa chọn những máy điều hòa 2 chiều để có thể linh động chọn chế độ sưởi vào mùa đông lạnh, cũng như chế độ làm lạnh vào mùa hè oi bức, giúp trẻ có được không gian thoải mái hơn.
6. Điều hòa có tính năng đuổi muỗi
Máy điều hòa có chức năng đuổi muỗi sẽ phát ra sóng siêu âm với công suất phát đủ lớn để có thể đuổi được muỗi hiệu quả nhưng vẫn an toàn với người dùng.
7. Điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng
Điều bạn cần làm chính là đo xem diện tích căn phòng lắp điều hòa có diện tích bao nhiêu mét vuông, tiếp sau đó là lựa chọn một chiếc điều hòa treo tường có công suất phù hợp đủ làm lạnh cho căn phòng, tránh trường hợp nếu bạn mua điều hòa có công suất thấp hơn so với diện tích phòng sẽ dẫn đến khi hoạt động điều hòa không đủ công suất làm lạnh toàn bộ căn phòng sẽ phải hoạt động liên tục gây hao phí điện năng, nóng máy và nhanh hỏng hóc.
Công thức tính công suất điều hòa theo diện tích căn phòng:
Công suất máy (kW) = Diện tích phòng (m2) x 0,18 (kW/m2)
Điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng
Chú ý: bạn có thể nhân với 0,20 – 0,22 đối với phòng khách hoặc phòng đông người và chịu nhiều tác động của ánh sáng mặt trời.
Bên cạnh đó bạn cũng cần quan tâm đến căn phòng của mình có chứa nhiều đồ đặc không? Có nhiều cửa sổ hay các lỗ thông hơi, đặc biệt bạn cũng cần quan tâm đến việc ánh nắng chiếu vào phòng có thường xuyên không… để có thể có được những lựa chọn tốt nhất cho mình.
Dùng điều hòa không đúng cách dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,... ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc ở trong phòng cả ngày thay vì ra ngoài trẻ sẽ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm.
Điều hòa là an toàn với trẻ nhỏ nếu sử dụng đúng cách. Cách bác sĩ cho rằng để trẻ ngồi điều hòa tốt hơn là để chúng đối mặt với cái nóng. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều chỉnh thân nhiệt như người lớn. Vì vậy, trẻ dễ bị phát ban, mất nước, mất sức vì nóng hoặc say nắng.
Một số chuyên gia cho rằng, một căn phòng thoáng khí và điều chỉnh độ lạnh vừa phải sẽ giúp trẻ ngủ thoải mái và tránh được các nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) do nắng nóng. Tuy nhiên, một căn phòng quá lạnh sẽ gây hại cho trẻ bởi nó sẽ làm giảm nhanh chóng thân nhiệt của trẻ.
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bảo vệ trẻ khi sử dụng điều hòa
1. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài có thể tác động đến việc làm mát của điều hòa. Có nghĩa là giữa trưa nắng nóng bạn để 23 độ C thì mới thấy mát nhưng đến chiều tối thì đặt điều hòa ở mức 26 độ C là mát rồi.
Căn phòng lúc nóng, lúc lạnh sẽ khiến trẻ khó chịu. Hãy giữ nhiệt độ ở mức ổn định, không quá lạnh cũng không quá ấm, đặt điều hòa ở mức 23-26 độ C là hợp lý.
Đối với trẻ sơ sinh:
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh chưa thể thích nghi với nhiệt độ điều hòa như trẻ đủ tháng và người lớn nên cần điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 27-28 độ C vào ban ngày và 28-29 độ C vào ban đêm.
Người lớn nên cần điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 27-28 độ C vào ban ngày và 28-29 độ C vào ban đêm.
Ngoài ra, không nên cho trẻ nằm điều hòa quá 4 giờ liên tục trong ngày. Sau khoảng 4 giờ nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường trong khoảng 10 - 15 phút. Để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây sốc nhiệt, cha mẹ nên mở cửa phòng trước 10 phút để trẻ quen dần với không khí bên ngoài. Nếu là giấc ngủ đêm, cha mẹ có thể hẹn giờ tắt điều hòa sau 4 tiếng để nhiệt độ phòng trở về bình thường một cách từ từ.
2. Thời gian nằm điều hòa
Khi nằm điều hòa, dù thời tiết nhiệt độ có nóng đến mấy, cũng cần lưu ý rằng không nên cho trẻ nằm điều hòa 24/24 giờ mà cần có thời gian nghỉ ngơi, tiếp xúc với nhiệt độ thật khi trời giảm bớt nóng hơn.
Vào ban đêm, bố mẹ khi bật điều hòa trước khi cho trẻ đi ngủ cần phải bật trước 10 – 15 phút để làm mát phòng. Sau đó mới cho bé vào phòng để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Cũng không nên để trẻ nằm điều hòa cả đêm vì ban đêm, nhiệt độ thường xuống thấp hơn và chỉ nên hẹn giờ điều hòa sau 2-3 tiếng sử dụng và có thể dùng quạt cũng đủ làm bé mát mà không bị thức giấc.
3. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
Việc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho đúng cách và không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cũng là điều nhiều người chưa biết. Bố mẹ cần căn cứ vào nhiệt độ trong phòng để điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý nhất, chú ý rằng nên đặt nhiệt độ điều hòa thấp hơn không quá nhiều so với nhiệt độ thường. Mức điều chỉnh nhiệt độ điều hòa tốt nhất là giảm 6-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
4. Không để điều hòa thốc thẳng vào trẻ
Hãy để trẻ nằm ngủ xa luồng gió lạnh thốc ra từ điều hòa. Mặc quần áo thoải mái cho trẻ nhưng nên là quần dài, áo dài để không khí lạnh không xâm nhập vào cơ thể trẻ. Với trẻ sơ sinh, nên đeo tất chân, tay, mũ chụp đầu, chọn loại vải thoáng mát dành cho mùa hè.
Khi trẻ ngủ, có thể đắp một lớp chăn mỏng đến ngang khửu tay trẻ, tránh đắp lên tận mặt.
5. Vệ sinh phòng bật điều hòa
Nếu bật điều hòa thường xuyên, các gia đình cần chú ý vệ sinh căn phòng sạch sẽ để không làm vi khuẩn tiếp xúc với bé dễ sinh bệnh. Sau khi bật điều hòa qua đêm, nên mở cửa phòng để giúp cho không khí được lưu thông và làm cho các khí hại còn lại trong phòng sẽ được đẩy bớt ra ngoài.
6. Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên
Điều hòa nếu dùng lâu mà không được bảo dưỡng định kì cũng dễ gây ra những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Nhất là vào mùa hè, điều hòa bật liên tục cũng sẽ làm tích tụ vi khuẩn, dễ làm trẻ nhỏ mắc bệnh.
Cần phải vệ sinh điều hòa thường xuyên, khoảng 1-2 tuần một lần và chú ý làm sạch bụi bẩn, nấm mốc bám lại trong máy. Nếu không chú ý vệ sinh điều hòa cẩn thận càng làm cho trẻ nhỏ dễ bị bệnh hơn.
7. Chú ý khác khi dùng điều hòa cho trẻ con
Khi trẻ vừa đi ngoài trời nắng về, không cho trẻ vào phòng điều hòa ngay sẽ rất nguy hiểm. Cần phải lau sạch mồ hôi và cho trẻ nghỉ ngơi, ngồi quạt trong khoảng vài phút để trở về trạng thái thân nhiệt bình thường rồi mới vào phòng điều hòa.
Cũng như vậy, vào những ngày nắng nóng cao điểm, khi ở bên ngoài nhiệt độ quá cao, có thể lên đến 39 – 40 độ C, cần phải chú ý hạn chế cho trẻ đi ra vào phòng điều hòa liên tục. Điều này sẽ làm trẻ bị sốc nhiệt và khó có thể thích nghi vì phải thay đổi nhiệt độ liên tục một cách đột ngột.
Khi ở lâu trong phòng có điều hòa, trẻ cần được uống nước thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và không bị khô da, không khí khô cũng làm cho trẻ dễ bị viêm mũi và đường hô hấp.
Thường xuyên vệ sinh vùng mũi cho trẻ vì tình trạng khô mũi và một số bệnh do hít phải vi khuẩn, bụi bẩn… sẽ làm trẻ dễ mắc bệnh liên quan đến điều hòa hơn. Bố mẹ cũng cần chú ý không cho trẻ ngoái mũi bởi nó cũng làm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn và có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
07:20, 22/05/2020
13:30, 21/05/2020
07:20, 21/05/2020
07:20, 19/05/2020
19:00, 18/05/2020