Những thực phẩm ngon đấy nhưng cực độc đe dọa tính mạng bạn cần biết
Cập nhật lúc: 01/06/2019, 11:00
Cập nhật lúc: 01/06/2019, 11:00
1. Ba ba, lươn, cua chết
Ba ba, cua và lươn đều là những thực phẩm giàu đạm, acid amin và chất histidine. Tuy nhiên, chúng chỉ tốt cho sức khỏe khi được chế biến lúc còn sống, còn khi chết thì chúng lại trở thành món ăn cực độc.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu ăn phải ba ba đã chết hoặc ươn rất dễ bị trúng độc. Nguyên nhân là loài vật này rất thích ăn những thực phẩm hoặc thi thể động vật đã bị thối rữa. Vì vậy, trong ruột ba ba thường có các vi khuẩn có hại và mầm bệnh.
Bình thường, khi ba ba còn sống thì những độc tố trong ruột ba ba sẽ được đào thải bớt ra ngoài, nhưng nếu con vật này chết đi thì những vi khuẩn có hại vẫn tồn tại, sinh sôi hàng loạt trong ruột. Nếu ăn phải ba ba chết sẽ rất dễ bị lây truyền những mầm bệnh độc tố này. Trong thịt ba ba có rất nhiều chất đạm, các acid amin. Khi ba ba chết, những chất này nhanh chóng phân giải thành các nhóm amin và những chất thuộc nhóm amin. Thời gian ba ba chết càng dài thì số lượng các nhóm này càng nhiều nên dễ dàng gây trúng độc cho người sử dụng.
Không nên ăn loại ba ba nhỏ vì không những không bổ dưỡng mà còn có độc. Tốt nhất là ăn ba ba đã trưởng thành (8, 9 tháng tuổi). Cách phân biệt dễ dàng nhất để phát hiện ba ba trưởng thành là dựa vào trọng lượng của con vật này. Thông thường, thể trọng trung bình của một ba ba trưởng thành nặng khoảng 500g trở lên, đầu tròn nhọn, đuôi ngắn nhỏ, có hình tam giác.
2. Gừng thối, nhũn
Gừng là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên khi gừng bị thối, nhũn thì sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Một loại độc tố có tên gọi safrole sẽ được sản sinh khi gừng bị thối. Đây là loại độc tố mạnh. Khi đưa vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan. Ảnh Internet
Đặc biệt, chỉ nên dùng gừng vào buổi sáng hoặc trưa sẽ rất tốt, nếu dùng gừng buổi tối rất dễ sản sinh độc tố gây hại cho cơ thể.
3. Măng tươi
Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là một loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.
Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanid khi vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) - 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.
Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ vài phút tới 30 phút. Trường hợp nhẹ thì biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở.
4. Cà chua xanh
Cà chua là một loại quả có nhiều vitamin B, C rất tốt cho sức khỏe nhưng đó chỉ là khi ăn cà chua đã chín đỏ. Còn nếu ăn cà chua còn xanh thì lại rất độc hại bởi chất long quỳ có trong cà chua xanh có độc chất giống như khoai tây mọc mầm.
Cà chua xanh dễ khiến người ăn bị ngộ độc. Ảnh Internet
Triệu chứng phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là sẽ thấy miệng tê cay, đau đầu chóng mặt, nôn mửa, nhểu nước dãi… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, do rất khó tiêu nên hạt cà chua cũng cần phải bỏ đi khi chế biến món ăn.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhung-thuc-pham-ngon-day-nhung-cuc-doc-de-doa-tinh-mang-ban-can-biet-20190530153528256.htm
09:00, 28/05/2019
08:01, 27/05/2019
13:00, 24/05/2019