Những sự kiện lịch sử liên quan đến phụ nữ có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử
Cập nhật lúc: 08/03/2017, 05:11
Cập nhật lúc: 08/03/2017, 05:11
Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909
Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1903, Marie Curie (1867-1934) đã đi vào lịch sử nhân loại khi trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải Nobel lĩnh vực vật lý năm 1903. Nhà khoa học này đã cùng chồng và nhà nghiên cứu Henri Becquerel được vinh danh vì những cống hiến cho nghiên cứu phóng xạ. Đến năm 1911, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải thưởng Nobel hóa học khi tìm ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Đây là một trong những sự kiện quan trọng liên quan đến phụ nữ.
Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga
Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
Vào ngày 21/7/1960, nữ thượng nghị sĩ Sirimavo Bandaranaike trở thành thủ tướng của Sri Lanka thay cho chồng mình. Vào thời điểm đó, bà Bandaranaike đã viết nên lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nắm giữ chức vụ quan trọng này trong chính phủ.
Đến năm 1975, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 8/3 hàng năm làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”.
Năm 1975, bà Margaret Thatcher trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. Bà được mọi người biết đến với hình ảnh "người đàn bà thép". Người phụ nữ quyền lực của nước Anh này cũng góp phần kết thúc Chiến tranh Lạnh và là nhà cải cách kinh tế của đất nước với tư duy chính trị sắc bén.
Năm 1977, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày 8/3 là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.
Năm 1986, bà Corazon Aquino đã ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử khi trở thành Tổng thống thứ 11 của Philippines và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ tối cao này.
Bánh Mì và Hoa Hồng
11:11, 08/03/2017
03:39, 08/03/2017
00:01, 08/03/2017
22:31, 04/03/2017
21:10, 05/03/2016