Những mối nguy hại cho sức khỏe khi bơi trong vùng nước nhiễm bẩn
Cập nhật lúc: 02/08/2018, 20:31
Cập nhật lúc: 02/08/2018, 20:31
Ngoài các bể bơi còn có các môi trường nước tự nhiên như: biển, sông, hồ, ao...Tuy nhiên, ở môi trường nào cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh, thậm chí đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người nếu không trang bị những kiến thức bơi đảm bảo an toàn.
Tình hình ngập lụt kéo dài ở các huyện Thường Tín, Quốc Oai khiến nhiều xóm làng, tuyến đường ngập trong biển nước. Không ít người dân cho cả trẻ em ra vui chơi, bơi lội trên những khu vực ngập nước này. Tuy nhiên, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài nguy cơ lớn nhất là tử vong do đuối nước thì còn nhiều bệnh nguy hiểm có thể mắc khi bơi ở vùng nước nhiễm bẩn, nhất là các bệnh về tai mũi họng như viêm họng, viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm tai… Các bệnh thường gặp sau khi bơi như viêm họng, viêm mũi xoang dẫn đến viêm tai giữa cấp với triệu chứng ù tai, giảm thính lực, đau tai …
Các bệnh lây truyền qua da vốn rất dễ lây do làn da khá mỏng, nhất là trẻ em nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Các bệnh điển hình là viêm da tiếp xúc, dị ứng, nhiễm nấm… Bệnh thường chỉ bắt đầu với triệu chứng ngứa, xuất hiện mụn nước… Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm da nặng.
Bơi lội rất dễ gây ra các bệnh về mắt, đặc biệt đó là bệnh đau mắt đỏ, thậm chí có thể lậu mắt rất nghiêm trọng. Khi tắm ở nơi quá đông người hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến mắt dễ bị nhiễm vi khuẩn. Những biểu hiện ban đầu là mắt thấy cộm, ngứa, chảy nước mắt, kích ứng với ánh sáng sau đó đau, mắt đỏ, ra nhiều ghèn, dử...
Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã từng mổ tai thì nguy cơ nước vào tai càng lớn. Những người khác có thể sử dụng dụng cụ nút tai khi đi bơi hoặc tắm. Sau khi bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra.
Các loại vi khuẩn phát tán, lan truyền trong môi trường nước còn có thể xâm nhập vào người khác thông qua nhiều con đường khác nhau, như uống phải nước bể bơi khi bơi. Trong nước hồ, sông có thể tồn tại ấu trùng giun, sán và E. coli. Nếu không may uống phải nước khi đi bơi, bạn sẽ mắc các bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, nhiễm giun, sán, viêm dạ dày, thậm chí viêm ruột cấp...
Nấm phụ khoa hay các căn bệnh lây lan qua đường sinh dục khác, đặc biệt là bệnh lậu có thể phát sinh do nguồn nước không đảm bảo hoặc có người mắc bệnh trong hồ bơi. Các căn bệnh vùng kín không chỉ gây ra những khó chịu tức thời mà về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Ở khu vực ao nuôi, hồ nước, giếng nước thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khí độc, có thể là một trong những lý do dẫn đến việc ngạt khí, đuối nước. Những chất khí độc này bao gồm: amoniac (ammonia) do cá bài tiết ở trong nước và một phần do thực vật và thực phẩm dư thừa sản sinh ra.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt động bơi lội:
- Trẻ mắc bệnh hen phế quản, còn gọi là suyễn, khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
- Trẻ bị viêm da dị ứng cũng không nên bơi bởi dễ bị dị ứng từ nguồn nước có tạp chất.
19:01, 01/08/2018
13:59, 30/07/2018
19:40, 04/06/2016