18/01/2025 | 18:10 GMT+7, Hà Nội

Những lưu ý khi trẻ bị viêm amidan

Cập nhật lúc: 26/12/2015, 00:14

Amidan nếu không điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng như: viêm khớp, viêm cơ tim và viêm cầu thận… vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Vậy khi nào thì nên cắt amidan cho trẻ và amidan có thể điều trị bằng thuốc Đông y hay không? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm amidan

Nguyên nhân gây amidan là do trẻ bị cảm mạo, lạnh người, sức đề kháng yếu khiến vi rút gây viêm họng xâm nhập gây bệnh

Nguyên nhân gây amidan là do trẻ bị cảm mạo, lạnh người, sức đề kháng yếu khiến vi rút gây viêm họng xâm nhập gây bệnh

Nguyên nhân: gây amidan là do trẻ bị cảm mạo, lạnh người, sức đề kháng yếu dẫn tới bị vi khuẩn hoặc bị vi rút gây bệnh viêm họng xâm nhập gây ra amidan.

Bệnh thường phổ biến vào mùa đông do tiết trời lạnh nên trẻ dễ bị viêm họng. Ngoài ra, việc mẹ không giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh: Trẻ có biểu hiện sốt cao, khó chịu, đạu họng đặc biệt khi nuốt hoặc rét run. Khi khám họng xuất hiện amidan sưng to, lồi ra hoặc co lại, dạng tổ ong có màu hồng, mủ trắng hoặc mủ vàng.

2. Một số biến chứng của viêm amidan mạn tính

- Nếu để lâu không điều trị viêm amidan sẽ biến chứng thành viêm xơ teo là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tai, mũi, họng.

- Nếu trẻ bị viêm amidan là do liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A gây ra vô cùng nguyên hiểm. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ amidan.

3. Cách điều trị

- Để đề phòng bệnh viêm amidan cấp tính cho những trẻ thường xuyên bị viêm amidan người ta điều trị dự phòng bằng kháng sinh chống liên cầu khuẩn, trong vòng 2 tuần.

Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ 

Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ 

​- Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh nên đưa trẻ đi khám, để làm các xét nghiệm nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm là để kiểm tra các biến chứng có thể gặp phải ở trẻ sớm nhất có thể, tránh những nguy hiểm cho bé.

4. Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?

- Khi bị viêm amidan sưng to, trẻ sẽ có triệu chứng ngừng thở khi đi ngủ; khi ngủ thường giật mình, thường xuyên tè dầm, trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, da bị tím tái…

- Hoặc khi trẻ bị viêm amidan sưng quá to khiến trẻ kém ăn, thường nôn ói, chậm tăng cân, dẫn đến suy dinh dưỡng.

- Cắt amidan trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính, xuất hiện nhiều lần trong một năm, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé và làm suy giảm kinh tế gia đình.

- Khi trẻ bị amidan và để lại các biến chứng nguy hiểm như: trẻ bị viêm khớp, viêm phế quản, viêm cầu thận và viêm cơ tim hay viêm hạch cổ.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ định cắt amidan khi trẻ bị ung thư, hôi miệng hoặc sỏi amidan, nấm amidan.

5. Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan

Nhiều người thường băn khoăn rằng, khi trẻ bị viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc Đông y hay không? Câu trả lời là có.

Tuy nhiên, chỉ điều trị khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, nhưng nếu bệnh đã đã trở thành mãn tính và có nguy cơ bị viêm phổi, viêm khớp, viêm cơ tim hoặc viêm cầu thận thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y điều trị viêm amidan cho trẻ giai đoạn khởi phát, các mẹ có thể tham khảo.

Hoa kim ngân là một trong những vị thuốc trị viêm amidan

Hoa kim ngân là một trong những vị thuốc trị viêm amidan

​Bài thuốc 1: Gừng tươi khoảng 15g, rau má 12g, kim ngân hoa là 15g, mơ rừng 30g, bạc hà. Nguyên liệu sau khi sửa sạch, đem sắc nước uống, 1 ngày/thang, chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì điều trị sẽ có tác dụng.

Bài thuốc 2: Kim ngân hoa 10g, xuyên tâm liên khoảng 15g, hạt quả núc nác là 6g. Nguyên liệu làm sạch và sắc nước uống 1 ngày/ thang.

Bài thuốc 3: Uy linh tiên 50 g, sau khi rửa sạch, sắc nước uống mỗi ngày thay nước.

Bài thuốc 4: Cam thảo 15g, rễ cây mơ rừng khoảng 25g. Nguyên liệu sau khi rửa sạch nghiền nát thành dạng bột, sau đó cho thêm ít bạc hà, đình phấn rồi làm thành dạng cao khoảng còn 0,5g. Dùng cao đã chế biến mỗi ngày ngậm 2 viên, một ngày nên ngậm 4 lần là tốt nhất.

Để phòng bệnh tái phát và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, các mẹ nên đưa con đi khám để các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho trẻ.