Những lễ hội mùa thu nổi tiếng trên thế giới
Cập nhật lúc: 29/09/2016, 05:14
Cập nhật lúc: 29/09/2016, 05:14
Lễ hội Diwali được tổ chức tại miền Bắc và Nam của Ấn Độ, để chào mừng sự chiến thắng bóng tối của những người Ấn giáo cổ.
Đêm quan trọng nhất của lễ hội diễn ra trong 5 ngày, vào đêm trăng tối nhất theo tháng âm lịch của người Ấn giáo, gọi là kartika. Lễ hội thường bắt đầu từ ngày 10/11 ở miền Nam và ngày 11/11 ở miền Bắc.
Được diễn ra tại Ấn Độ vào mỗi mùa thu trong năm. Lễ hội tập trung hơn 50.000 con lạc đà hội tụ về thị trấn sa mạc nhỏ của Pushkar, bang Rajasthan, vào tháng 11 theo tháng âm lịch của Ấn giáo.
Mục đích của lễ hội nhằm thu hút các thương nhân buôn bán lạc đà và gia súc của địa phương có cơ hội kinh doanh trong suốt lễ hội thánh Kartik Purmina.
Là lễ hội tôn vinh các vị thần đầu voi Ganesha của Ấn giáo, được kéo dài trong 10 ngày và thường bắt đầu từ ngày 17/9.
Lễ hội ăn chay được diễn ra từ khoảng tháng 9 hàng năm, đây là một lễ hội truyền thống của người Thái tại khu phố người Hoa.
Bạn sẽ được thưởng thức những món ăn chay hấp dẫn và xem những tiết mục kinh dị, ghê rợn nhất thế giới. Hãy chắc chắc chắn rằng bạn đã mang theo máy ảnh để có thể lưu giữ lại những khoảnh khắc đầy màu sắc của thành phố này.
Mọi người phải kiêng cầu nguyện cho sức khỏe và bình an. Trong lễ hội thường có các tiết mục như đi trên lửa, xăm hình, để làm vui lòng các thần thánh.
Được xem là lễ hội truyền thống cua Thái Lan trên phố của người Hoa, nên có vẻ như bạn sẽ được thưởng thức một lễ hội đậm chất Trung Hoa.
Những người mặc trang phục mùa trắng và lá cờ đỏ rực rỡ được treo ở khắp mọi nơi và nhiều người ăn vận, hoa trang như kiểu lên đồng diễu hành từ các con phố cho đến một ngôi đền. Tiếng khói hương nghi ngút và pháo nổ rền vang là những khung cảnh mà bạn được nhìn thấy ở đây.
Có một người được mệnh danh là giáo chủ, dẫn đầu cả nhóm biểu diễn, ông ta có những dụng cụ tra tấn như: dao dựa, thanh gỗ, mảnh thủy tinh sắc cạnh… để cắm vào người của những chiến sĩ của mình (người ta gọi là Mah Song). Người ta tin rằng, làm như vậy sẽ giúp cho tâm hồn của họ được thanh thản hơn, những việc làm tội ác sẽ được rửa trôi.
Bắt đầu từ thế kỉ 19, lễ hội này là nơi để người dân nơi đây thể hiện sự tin tưởng và biết ơn thần linh đã cho họ một mùa màng bội thu và giúp họ có sức khỏe, chống lại bệnh tật. Theo quan niệm, 9 ngày tham gia lễ hội thì sẽ có đến 9 vị thần sẽ hiện linh để giúp họ có một cuộc sống tốt hơn.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, mọi người phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt nếu không cơ thể họ sẽ dơ bẩn không thể thực hiện nghi lễ cùng với thần linh.
Họ cần phải thanh lọc cơ thể, thanh lọc tâm hồn mình bằng cách không ăn thịt, uống rượu, quan hệ tình dục… để thực hiện những màn biểu diễn ghê rợn.
Họ sẽ bị giáo chủ của mình đâm những đồ sắc nhọn vào người, đi bộ trên than nóng, tắm dầu sôi và leo lên những bậc thang có nhọn hoắt… tất cả những màn hành xác này được xem là cách để họ đuổi tà ma, tránh những điều xui xẻo, kém may mắn.
Người ta tin rằng, thần thánh sẽ bảo vệ họ khỏi những đau đớn nên nếu có chảy máu hay sợ hãi thì các nghi lễ vẫn sẽ diễn ra. Họ cổ vũ tinh thần các Mad Song bằng tiếng hò reo, tiếng trống, tiếng pháo nổ rộn ràng, ầm ĩ... Thậm chí họ còn dùng cả ma túy để chế ngự những cơn đau do bị hành hạ về thể xác đó.
Sau những màn biểu diễn ấn tượng đầy máu me trong không khí tưng bừng đầy phấn khích thì bạn còn được thưởng thức những món ăn đầy sức hấp dẫn. Những món ăn chay truyền thống của người Thái mang đến hương vị tuyệt vời khiến bạn không thể nào quên.
Những tay đầu bếp tài hoa tạo ra các món ăn ngon cùng với những nguyên liệu tự nhiên, đơn giản, mang đến hương vị đậm vị chua cay kiểu Thái hoặc thơm ngọt bùi bùi khiến bạn lưu luyến mãi không thôi. Để thưởng thưc những món ăn chay đậm chất thì bạn nên đến khi phố đặc trưng của người Hoa như Yaowarat hay Chinatown.
Huyền thoại Hindu kể rằng Nữ thần Thịnh Vượng và Thành Công Laxmi đi tản bộ trên trái đất vào đêm trăng tròn “Kojagrat Purnima” (tiếng Hindi Ko-jagrat nghĩa là: Ai-Còn-Thức và Purnima nghĩa là đêm rằm) để ban sự giàu có-thịnh vượng-thành công-may mắn cho ai thức trong đêm ấy để cúng bái nữ thần.
Các bà nội trợ nhịn ăn cả ngày và thức suốt cả đêm từ 7:30 tối cho đến 6 giờ sáng hôm sau để cúng và cầu nguyện Nữ thần Laxmi-Vĩ đại (dịch thoát từ Mahalaxmi với Maha có nghĩa như là Vĩ Đại-Great hoặc xưng tụng như Tối cao-Extreme).
Người ta tin rằng sự cúng bái và cầu nguyện Nữ thần Laxmi trong suốt đêm này sẽ mang đến sự thành công-thịnh vượng cho người cầu nguyện. Đêm nay nhà cửa quét dọn sạch sẽ, cổng-cửa rộng mở, đèn thắp khắp nơi để đón Nữ thần Laxmi.
Sáng sớm ngày cuối cùng của Dashain, jamara và các thức dùng cúng bái trong mùa Dashain sẽ được mang đi bỏ nơi bờ sông gần nhất đánh dấu sự kết thúc chính thức của lễ hội lớn nhất của Nepal kéo dài 15 ngày.
Jidai Matsuri, có nghĩa là Lễ hội Thời đại, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1895, nhân kỷ niệm 1100 năm sự kiện dời đô từ Nagaoka đến Heian của Thiên hoàng Kanmu (781-806).
Vì vậy, ý nghĩa ban đầu của lễ hội là nhằm tôn vinh công lao của vịThiên hoàng này. Năm 1895 cũng là thời điểm đền Heian vừa được xây dựng xong.
Sau thành công của lần tổ chức đầu tiên, Jidai Matsuri được tiếp tục tổ chức trong năm tiếp theo và trở thành một lễ hội thường niên của cố đô. Từ năm 1896, ngày tổ chức lễ hội được xác định chính thức là ngày 22 tháng 10 vốn là ngày dời đô từ Nagaoka sang Heian-kyo.
Bên cạnh đó, ngoài việc tôn vinh Thiên hoàng Kanmu, lễ hội còn tôn vinh Thiên hoàng Komei (1831~1867), là người có công trong việc khẳng định vai trò của Heian-kyo trong giai đoạn quyền lực nằm trong tay Mạc phủ Tokugawa tại Edo.Đồng thời ông cũng là vị Thiên hoàng cuối cùng trị vì tại Heian-kyo.
Thời gian diễn ra lễ hội bắt đầu từ 7g30 sáng tại đền Heian. Sau khi các nghi lễ tại đền Heian kết thúc, linh hồn của hai vị Thiên hoàng Kanmu và Komei, tượng trưng cho sự thiêng liêng của thần linh, sẽ được rước lên kiệu Mikoshi. Cùng với đám rước thần, kiệu Mikoshi sẽ được khiêng đến cung điện Kyoto, là nơi sinh sống trước đây của hai vị Thiên hoàng.
Vào tháng 10 hàng năm, người dân tại thành phố Bacolod của Philippines lại tổ chức lễ hội Massaka vô cùng lộng lẫy.
Lễ hội này nói lên sự cần thiết của việc tìm kiếm hạnh phúc sau thảm kịch hàng hải xảy ra vào năm 1980. Biểu tượng của lễ hội là một khuôn mặt hạnh phúc, mặc trang phục tươi sáng, nhiều màu sắc, có đeo mặt nạ và đội mũ.
Là lễ hội kéo dài 4 ngày tổ chức vào cuối tháng 10 tại Bangladesh và nhiều quốc gia khác của khu vực Đông Nam Á.
Lễ hội được thực hiện bởi người theo Ấn giáo và đánh dấu chiến thắng của vị nữ thần Durga chống lại con trâu ác quỷ Mahishasura.
Trong lễ hội thường có một chương trình phát thanh radio bình dân và xây dựng các tác phẩm điêu khắc của nữ thần Durga.
Hàng năm, ngôi làng thanh bình Aproz, thuộc vùng Valais, Thụy sĩ trở thành một chiến trường của những chú bò Herens (được mệnh danh là nữ hoàng), một giống bò nổi tiếng chiến đấu rất dũng mãnh.
Khác với những cuộc đấu bò khốc liệt của Tây Ban Nha, những chú bò Herens chủ yếu là “đọ” sừng và dùng trán để đẩy nhau, cho đến khi một trong số chúng bỏ đi và chấp nhận thất bại.
Một số con bị mất sừng hoặc bị sẹo trong khi chiến đấu, nhưng không có bất cứ thương vong nào. Chú bò chiến thắng được xem là “nữ hoàng của các nữ hoàng”, đồng thời nhận được một dây đai đặc biệt.
Tại thị trấn Tuscan - đấu trường những chiến binh thập tự chinh thời trung cổ của nước Ý, hàng năm có tổ chức lễ hội cưỡi ngựa.
Đây là sự kiện truyền thống quan trọng, giống như một cuộc tập luyện quân sự của thời điểm năm1260. Những người tham gia lễ hội mặc trang phục của hiệp sĩ, ngồi trên xe ngựa bọc thép trong khi cưỡi ngựa đấu với kẻ thù hoặc những con rối có cầm khiên.
Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 3/10 tại Thủ đô Paris - Pháp. Một lễ hội lớn dành cho các viện văn hóa và vui chơi giải trí, hoạt động tất cả các giờ vào ban đêm, dựa trên ý tưởng về một đêm hội tôn vinh nghệ thuật.
Vào Đêm Trắng, những phương tiện công cộng hoạt động suốt đêm, các viện bảo tàng đều mở cửa, các thư viện có tổ chức nhiều sự kiện đặc biệt, mọi sự thu hút của du khách tập trung vào những màn trình diễn được tổ chức tại khắp các con đường trong thành phố.
Sự đa dạng về các sự kiện, hoạt động văn hóa diễn ra đến sáng, hứa hẹn đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm văn hóa độc đáo.
Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm tại Saskatoon, thuộc tỉnh Saskatchewan, Canada dành cho các chiến binh.
Cứ mỗi năm, chính quyền liên bang của những người da đỏ Bắc Mỹ tại Saskatchewan có một nghi lễ đầy màu sắc, với những vũ điệu dân gia truyền thống và sự kiện để tôn vinh di sản của họ. Lễ hội thường diễn ra từ ngày 13 đến 15/11./.
07:16, 14/08/2018
02:57, 29/09/2016
21:47, 16/09/2016
06:25, 10/09/2016