Những kỹ năng cần có của con trước khi học lớp 1
Cập nhật lúc: 12/03/2019, 12:06
Cập nhật lúc: 12/03/2019, 12:06
Dưới đây là 13 kỹ năng cần có của của con trước khi học lớp 1:
1. Tạo thói quen quy củ mỗi sáng
Nếu con thấy lo lắng trong giai đoạn chuyển tiếp từ “tốt nghiệp mẫu giáo” sang học sinh lớp 1, mẹ hãy thử tạo ra một thói quen để giúp bé giảm bớt những lo lắng đó. Khi biết mình phải làm gì và sắp xếp mọi thứ như thế nào, những nỗi sợ hoang mang sẽ vơi dần. Bắt đầu các thói quen mỗi sáng trước khai giảng rồi sau đó kiên trì thực hiện trong suốt năm học. Cặp sách, giày và các đồ dùng thiết yếu nên được chuẩn bị sẵn vào đêm hôm trước để buổi sáng bé không phải vừa càu nhàu đi tìm đồ vừa nôn nóng sợ trễ giờ.
2. Nhận Biết Về Các Loại Thức Ăn Không Tốt Cho Sức Khỏe
Tính năng này giúp bé có ý thức hơn trong việc ăn uống và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Bé có thể nhận biết được những loại nào có hại cho sức khỏe và không nên ăn vặt ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào.
Ảnh minh họa |
3. Vận động mỗi ngày
Tính năng này sẽ giúp bé rèn luyện sức khỏe được tốt hơn, không bị mệt mỏi và buồn chán. Bạn sẽ cần hình thành cho bé những thói quen hoạt động vào các giờ ra chơi cũng như tập thể dục hàng ngày sẽ đem lại cho bé sức khỏe tốt nhất và tinh thần được thoải mái hơn.
4. Nhận biết về thế giới tự nhiên
Với tình năng này, cách loại vật, cây cối hay hoa cỏ được chia thành những nhóm riêng biệt cho bé dễ nhở hơn, từ nhóm ăn thịt, nhóm ăn cỏ hay các nhóm khác nhau, qua đây các bé có thể tư duy và có sự so sánh dễ dàng và nhớ tốt nhất.
5. Cho bé chơi các trò chơi làm quen với chữ viết và môn Toán học
Chuyện học hành khi lên lớp 1 thì lẽ tất nhiên là khó và cường độ cao hơn khi học mẫu giáo. Kỳ vọng dành cho học sinh lớp 1 cũng cao hơn. Khuyến khích các bé học qua các trò chơi giáo dục, đặc biệt là những trò tập trung vào phép tính cộng, trừ và đếm cách số (2, 4, 6,… hoặc 5, 10, 15, 20…)
Lưu ý, chỉ dừng ở mức độ làm quen như nhận diện được chữ cái, đồ theo nét có sẵn, đếm số… Có thể dạy trẻ cách cầm bút viết, ngồi đúng tư thế, viết được tên mình dù nguệch ngoạc, mục đích để trẻ tự ghi tên vào đồ dùng, sách vở khi cần thiết.
6. Luyện sự tập trung cho bé
Bắt đầu đi học (trên mẫu giáo) là bắt đầu “vào guồng”, cô giáo sẽ yêu cầu bé tập trung sự chú ý cho các môn học và bài tập trong khoảng thời gian lâu hơn. Thế nên, khi ở nhà, mẹ nên luyện cho bé thích nghi với việc này bằng cách đặt hẹn giờ trong khoảng 20 phút rồi bé sẽ thực hiện một hoạt động nào đó, ví dụ như vẽ tranh hoặc ngồi yên một chỗ, cho đến khi chuông đồng hồ reo lên. Cứ tiếp tục như vậy và tăng mức thời gian lên 45 phút hoặc một giờ.
7. Tập cho bé cách sống có kế hoạch
Trong phòng của bé cần có một tấm bảng treo và một cuốn lịch. Ở trên tờ lịch thì bé dành để đánh dấu những ngày quan trọng để bé có thể theo kịp với cuộc sống thường ngày hoặc các sự kiện sắp tới. Còn trên tấm bảng, bé sẽ dán những mẫu giấy nhắn nhỏ xinh để ghi nhớ những việc cần làm trong ngày.
8. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Những em bé thường khá hiếu động trước vạn vật, và hỏi rất nhiều về những thứ xung quanh, chính vì thế bạn có thể rèn luyện cho các bé cách đặt câu hỏi đúng và dễ hiểu hơn, qua đó bạn cũng nên hướng dẫn bé tự bày tỏ thắc mắc của mình bằng các câu hỏi. Qua đây cha mẹ hay thầy cô cũng dễ dàng hiểu được những mong muốn của bé.
9. Hoàn thành công việc
Bạn cũng nên đưa ra yêu cầu cho bé và mong muốn bé thực hiện tốt nhất, qua đó bạn có thể tạo được thói quen cho bé như hoàn thiện xong bài tập trước khi đi ngủ cũng như thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Những công việc này trở thành thói quen, tạo cho bé một nếp sống tốt nhất.
10. Tham gia trò chuyện cùng người nhà
Trong gia đinh, đây cũng được coi là môi trường quan trọng nhất cho sự phát triển của bé, nếu bạn không có thời gian thì cũng nên thu xếp để có thể ăn tối, xem tivi và nấu ăn cũng như học tập hay tâm sự cùng bé. Tạo cho bé thói quen trao đổi và chia sẻ với những người thân trong gia đình, và bé có thể trao đổi bất cứ những vấn đề gì có thể sảy ra ở lớp sau này.
11. Tìm cho bé một người hay nhóm bạn thân
Với bé để có một người nói chuyện và tâm sự hàng ngày cũng khá quan trọng, việc vui chơi cùng các bạn giúp cho bé thoải mái tinh thần cũng như cân bằng được tâm lý, chính vì thế cha mẹ có thể nắm bắt và kiểm soát được những vấn đề mà bé đang gặp phải từ những người bạn của bé để xử lý kịp thời nhất.
12. Chia sẻ với người khác
Đây là kỹ năng tương đối cần thiết để tạo cho bé tính thương người cũng như đồng cảm và chia sẻ với bạn be, những người xung quanh. Nếu bé được quá nuông chiều và có tính ích kỷ sẽ khó có thể thích nghi với bạn bè cũng như không thể tiếp thu bài vở tốt nhất được.
13. kỹ năng giao tiếp
Đối với một đứa trẻ khi bắt đầu bước chân vào một môi trường học tập mới sẽ phải tiếp xúc với nhiều bạn bè mới, vì thế việc rèn luyện cho bé kỹ năng giao tiếp cũng là tạo được cho bé sự cởi mở và giỏi giao tiếp hơn, bé sẽ thích nghi với bạn bè và thầy cô nhanh hơn, nếu có được kỹ năng này bé sẽ hòa nhập tốt hơn với môi trường cũng như thích tới trường hơn.
14. Học thuộc bảng chữ cái
Nắm bắt được bảng chữ cái khi bước vào lớp 1 là điều mà các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho con em của mình, hiện nay trên thị trường có khá nhiều những đồ chơi cho trẻ có tác dụng giúp bé học tập theo nhiều phương pháp. Hình thức học mà chơi, chơi mà học áp dụng cho các bé ở lứa tuổi này cũng khá hợp lý, vì thế hãy rèn luyện cho bé học thuộc bảng chữ cái và nhận biết chữ tốt nhất.
15. Biết viết tên của mình
Việc đọc và viết được thành thạo là hai kỹ năng tương đối khó, vì thế khi làm quyen với bảng chữ cái, bạn hãy cùng bé rèn luyện cả cách viết và việc đầu tiên là viết tên của bé, sẽ tạo sự thích thú cho bé cũng như giúp bé có thể tư viết được tên của mình một cách dễ dàng và thành thạo nhất.
Lương Đức
16:01, 04/03/2019
13:00, 04/03/2019
20:00, 23/02/2019