22/11/2024 | 01:14 GMT+7, Hà Nội

Những điều cần biết khi mua tivi LCD, LED

Cập nhật lúc: 05/08/2016, 05:49

Tivi LCD, LED tại các siêu thị điện máy dù cùng một kích cỡ và cùng một hãng sản xuất mà giá cả lại khác xa nhau đều có nguyên do.

Để đánh giá độ hơn kém và phân giá cho các TV LCD, TV LED người ta thường dựa vào một số tiêu chí sau:

1. Độ phân giải

Các nhà sản xuất thường nhấn mạnh một số thuật ngữ như Full HD, HD ready để chỉ các mức độ phân giải mà chiếc TV đó có khả năng đáp ứng.

Những TV nào có khả năng hiển thị được chất lượng hình tốt hơn chuẩn DVD thì gọi là HDTV. HD Ready là thuật ngữ chỉ mức độ phân giải là 720p với kích cỡ 1280 x 720pixel.

Standard HD Ready hay một số TV có ghi là 1080i có kích cỡ khung hình là 1920 x 640 pixel. FullHD có kích cỡ khung hình là 1920 x 1280 pixel.

Khi độ phân giải càng lớn thì hình càng mịn, đặc biệt với những màn hình lớn sẽ không bị vỡ hình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của FullHD thì phải dùng đầu và đĩa theo chuẩn FullHD.

2. Độ sáng

Độ sáng của TV LVD, LED được tính bằng những chỉ số như 500cd/m2 hoặc 800cd/m2. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn thì càng tốt, đặc biệt với không gian rộng.

Tuy nhiên tùy theo kích cỡ phòng đặt TV mà có thể có lựa chọn phù hợp với túi tiền. Thông thường độ sáng 500cd.m2 là đủ với không gian gia đình.

3. Độ tương phản

Độ tương phản tĩnh được tính bằng tỷ lệ độ sáng của điểm ảnh sáng/tối xuất hiện tại một thời điểm trong khi mức tương phản động xét trong một khoảng thời gian nhất định.

Độ tương phản của TV LCD được thể hiện bằng các chỉ số như 1200:1, 5000:1, 8000:1 .. 12000:1. Độ tương phản càng lớn thì hình ảnh thể hiện càng sâu, rõ nét và sặc sỡ. Đây là một trong những chỉ số quyết định tính hiện đại và giá tiền của một TV.

4. Thời gian đáp ứng

Thời gian đáp ứng được thể hiện bằng chỉ số 2ms, 5ms hay 8ms. Thời gian đáp ứng càng nhỏ đồng nghĩa với tốc độ đáp ứng càng lớn là càng tốt.

Nếu thời gian đáp ứng càng dài thì dẫn tới hiện tượng hình ảnh bị bóng, lờ mờ không rõ nét đặc biệt là khi hiển thị các hình ảnh chuyển động nhanh hay các trò chơi tốc độ cao. Các TV LCD đời mới hiện nay có thời gian đáp ứng thường là 5ms.

Với giá thành ở mức cao cộng với nhiều tính năng phức tạp, TV LCD là một trong những mặt hàng rất khó chọn mua.

Với giá thành ở mức cao cộng với nhiều tính năng phức tạp, TV LCD là một trong những mặt hàng rất khó chọn mua.

5. Góc nhìn

Góc nhìn được thể hiện qua chỉ số <= 180độ.="" với="" góc="" nhìn="" hẹp,="" người="" xem="" chỉ="" nhìn="" được="" hình="" có="" chất="" lượng="" tốt="" nhất="" khi="" ở="" chính="">

Chỉ số góc nhìn cho người dùng biết phạm vi bán cầu mà người dùng có thể ngồi xem mà vẫn có được hình ảnh tốt nhất.

Chỉ số tuyệt đối là 180o, tuy nhiên hiện nay một số mẫu LCD đời mới nhất mới đạt được góc nhìn là 178o. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn càng tốt.

6. Tần số quét

Tần số quét hay còn gọi là tần số làm tươi màn hình được thể hiện qua chỉ số thông thường là 60Hz. Có một số TV LCD, LED có thể có tần số quét lên tới 100 – 300 Hz. Tần số này càng lớn thì hiển thị các cảnh phim hành động, thể thao hay chơi Game càng tốt.

7. Bộ kênh

Các TV thông thường chỉ có một bộ kênh nên chỉ xem được 1 kênh TV tại một thời điểm. Để có được tính năng Picture in Picture (PIP) thì TV phải có ít nhất là 2 bộ kênh trở lên. Cái giá phải trả cho tính năng này cũng tương đối lớn – thường chênh nhau đến vài triệu đồng.

8. Các cổng kết nối

Các TV LCD có thể có các cổng kết nối như : AV, Component, S-Video, HDMI, DVI và RGB. Cổng AV (2 đường tiếng, 1 đường hình) là loại kém nhất dùng cho đầu VCD và một số đầu DVD chất lượng kém.

Cổng Component có 3 đường hình, 2 đường tiếng cho chất lượng hình tốt hơn. S-Video cũng cho chất lượng hình tốt hơn nhưng giờ ít dùng.

HDMI và DVI đều cho chất lượng hình cao hơn, hỗ trợ độ phân giải HD. Với cổng RGB bạn có thể nối với máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay và dùng nó thay cho màn hình máy tính thông thường.

Hiện nay ở các công ty chứng khoán, sân bay, nhà ga … các màn hình TV LCD được dùng nối với các máy tính để hiển thị số liệu. Các bạn chú ý, các TV LCD có thể không có đủ các cổng này.

9. Thời trang

Không thể phủ nhận là những chiếc tivi LCD cực kì bắt mắt. Chúng có “dáng thon”, màu sắc và hoa văn lịch lãm, sang trọng, độ bóng bẩy như chiếc gương soi… rất xứng đáng làm vật trang trí phòng khách hơn là một chiếc TV. Do đó, giá thành của những “anh chàng thời trang” này luôn luôn ở mức cao.

Những điều cần biết khi mua tivi LCD, LED

Thông thường, với cùng một giá tiền thì TV LCD của Hàn Quốc như Sam Sung, LG có các chỉ số kỹ thuật tốt hơn so với các TV LCD của Nhật như Sony, Hitachi, Panasonic, Toshiba… Phần lớn thì các TV của Hàn Quốc vừa rẻ hơn vừa nhiều tính năng hơn.

9 điều cần chú ý trước khi quyết định mua TV LED hay TV LCD:

TV LED không phải một loại TV mới

TV LED thực chất vẫn là TV LCD nhưng sử dụng đèn nền chiếu sáng LED (light-emitting diode) thay đèn huỳnh quang cực cathode lạnh (CCFL – cold cathode fluorescent light). TV LCD với đèn nền LED xuất hiện tại các siêu thị điện máy từ năm 2007.

Có hai kiểu chiếu sáng LED

Ban đầu, màn hình LED như trong Samung LN-T4681F được chiếu sáng bằng cách dàn đều LED phía sau tấm nền LCD.

Nhưng để tạo ra những hệ thống siêu mỏng, các kỹ sư chuyển LED sang bốn cạnh màn hình và ánh sáng sẽ được chiếu vào giữa.

TV edge-lit mỏng nhưng không đều

Như đã nói, thế mạnh của edge-lit là nhà sản xuất có thể cho ra đời TV mỏng hơn. Nhưng nếu TV hiển thị một ảnh trắng, người dùng sẽ thấy rìa ngoài màn hình sáng hơn. Hoặc nếu đặt một ảnh đen, rìa màn hình trông có vẻ xám đi.

LED không cải thiện góc nhìn của LCD

Một trong những điểm yếu của TV tinh thể lỏng là chất lượng hình ảnh kém đi nếu người dùng ngồi lệch hoặc TV đặt quá cao/thấp so với tầm mắt.

Đèn LED không thay đổi điều này, thậm chí trong một số trường hợp còn làm cho hình ảnh tệ hơn.

TV LCD với đèn nền LED xuất hiện tại các siêu thị điện máy từ năm 2007.

LED tiết kiệm điện hơn đèn CCFL

Công nghệ LED giúp giảm lượng điện tiêu thụ và một số hệ thống LED được đánh giá là TV màn hình phẳng tiết kiệm điện nhất trên thị trường.

Tuy nhiên, đèn huỳnh quang cực cathode lạnh cũng đang được cải tiến đáng kể. Nói cách khác, điện năng chưa hẳn là yếu tố quan trọng để so sánh giữa TV LED và TV LCD truyền thống.

Công nghệ LED ngày càng hoàn thiện

Đèn nền vẫn được phát triển theo thời gian, đặt biệt công nghệ edge-lit trong tương lai có thể giúp cho ra đời những hệ thống siêu mỏng với chất lượng ngang hàng, thậm chí cao hơn cách bố trí đèn LED trên toàn màn hình.

Còn đối với phương pháp dàn đều LED ở mặt sau, một hệ thống TV hoàn hảo cần 2,1 triệu LED tương ứng 2,1 triệu điểm ảnh (pixel) để phù hợp độ phân giải 1080p.

Công nghệ LED đồng nghĩa với giá cao

Trên thị trường, TV đèn nền LED đắt hơn TV LCD không dùng công nghệ này tới 400 USD. Các dòng cao cấp còn có thể chênh nhau tới 2.000 USD như Samsung 8500 kích cỡ 46 inch được bán giá 3.500 USD trong khi hệ thống LCD truyền thống LN46B750 chỉ khoảng 1.700 USD.

Xét về giá cả, có thể nói, người sử dụng sẽ phải bỏ ra số tiền cao hơn 25% nhưng chất lượng chỉ hơn khoảng 10%.

TV LED có thể đạt chất lượng hình ảnh đẹp như TV plasma

TV LCD từ lâu bị chê vì không thể đạt được màu đen sâu như plasma. Với đèn nền LED, màu đen trên TV LCD có thể sánh với plasma.

Nếu thiết lập chế độ không đúng, LED hay không LED cũng như nhau

Người dùng có thể sở hữu TV LCD tốt nhất thế giới nhưng nếu không biết cách set up, chất lượng hình ảnh của hệ thống đó trông cũng bình thường như bao TV khác.

Vì vậy giá thành của ti vi LED phụ thuộc vào số đèn LED chiếu sáng,nên để giảm giá thành nhà sản xuất phải cắt giảm số đèn LED bằng cách dùng chiếu sáng cạnh.

Vậy nên khi chọn mua TV LED không nên ham giá rẻ vì những TV này dùng chiếu sáng cạnh nên chẳng khác gì TV LCD thường.