25/04/2024 | 14:01 GMT+7, Hà Nội

Những điều cần biết khi mua ô tô trả góp

Cập nhật lúc: 29/02/2016, 22:31

Vay mua ô tô trả góp đã trở thành phổ biến nhưng đối với nhiều Khách hàng vẫn còn không ít băn khoăn, thắc mắc đối với việc lựa chọn hình thức này. Những băn khoăn thường gặp là gì và liệu có nên lựa chọn mua xe trả góp.

Mua ô tô trả góp là một trong hai hình thức mua ô tô rất phổ biến hiện nay. Lý do khiến khách hàng lựa chọn nhiều theo hình thức này do Khách hàng có thu nhập tốt hàng tháng, muốn sớm sở hữu một chiếc xe phục vụ nhu cầu đi lại của bản thân, gia đình hay công công việc mà không muốn kiên nhẫn đợi tích cóp đủ để thanh toán 1 lần với bên bán xe, hoặc Khách hàng là doanh nhân, doanh nghiệp muốn mua xe để phục vụ công việc.

Ngân hàng tung hàng loạt ưu đãi vay mua xe trả góp dịp cuối năm

Ngân hàng tung hàng loạt ưu đãi vay mua xe trả góp dịp cuối năm

Mua ô tô trả góp thực chất là thanh toán trước một phần tiền mua xe, phần còn thiếu sẽ vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và hàng tháng trả dần cho ngân hàng, tổ chức tín dụng đó cả gốc và lãi trong suốt thời gian vay.

Việc trả góp có thể kết thúc sớm ngay khi khách hàng có điều kiện thanh toán hết nợ.

4 bước chính khi vay mua xe ô tô trả góp

  • Bước 1: Khách hàng làm hợp đồng mua xe và trả trước một phần tiền cho công ty bán xe.
  • Bước 2: Nhân viên bán xe sẽ giới thiệu ngân hàng, tổ chức tín hỗ trợ trả góp hoặc khách hàng có thể tự tìm ngân hàng cho mình. Đại diện bên cho vay trả góp sẽ gặp khách hàng để thẩm định dự án cho vay vốn và hoàn tất các thủ tục mua xe.
  • Bước 3: Ngay khi nhận được giấy bảo lãnh của ngân hàng, công ty bán xe sẽ cùng khách hàng đem xe đi đăng ký…
  • Bước 4: Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thủ tục giải ngân số tiền đã cam kết cho Khách hàng vay đó tới Đại lý bán xe. Khách hàng ký hợp đồng tín dụng và phía Đại lý bán xe tiến hành giao xe.

Một số giấy tờ cần thiết khi vay mua xe trả góp

  • Giấy tờ tuỳ thân: CMND, sổ hộ khẩu
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bảng lương, sổ tiết kiệm, tài khoản cá nhân; Giấy tờ tài sản thế chấp (nếu có);...
  • Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi (theo mẫu của bên cho vay).