Những cách pha cà phê ngon và tinh tế nhất
Cập nhật lúc: 15/07/2017, 21:01
Cập nhật lúc: 15/07/2017, 21:01
Một số nước Đông Âu và Trung Đông cũng pha cà phê theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta dùng một dụng cụ truyền thống gọi là “ibrik”, hình một cái phễu lộn ngược và bị cắt cụt, có tay cầm rất dài.
Trước hết đun nước sôi liu riu nhỏ lửa trong ibrrik, sau đó nhấc cái ibrik ra và cho cà phê xay mịn vào, cho đường và một số loại hương liệu khác. Sau đó người ta quấy đều hỗn hợp đó rồi lại đặt cái ibrik đun sôi.
Khi hỗn hợp sôi và bọt gần trào ra, nhấc cái ibrik ra khỏi bếp tiếp tục khuấy đều. Khi cà phê đã hơi nguội, lại đặt trở lại bếp đun lửa thật nhỏ. Cứ nhấc ra nhấc vào 3 lần thì xong.
Những người thích thưởng thức cà phê một cách thanh nhã sẽ không chọn Kopi Tubruk. "Cà phê bùn" rất phổ biến ở Bali và Java (Indonesia) nhờ các thương nhân Trung Đông, vì thế "cà phê bùn" rất giống với cách pha cà phê Thổ Nhĩ Kỳ hay Hy Lạp.
Người ta cho khoảng 2 muỗng cà phê xay nhỏ, thêm đường, nước trái cây địa phương hay sữa đặc vào cốc và thêm nước nóng. Bí quyết của cách pha cà phê này nằm ở cách hãm nhiệt độ nước, nếu nước quá nóng có thể làm vơi hụt hương vị, trái lại, nhiệt độ nước quá thấp có thể khiến cà phê xay nổi lên trên bề mặt cốc. "Cà phê bùn" có hương vị mạnh mẽ, ngọt ngào, yêu cầu người thưởng thức nhấm nháp chậm rãi.
Pha Espresso được đánh giá là một “nghệ thuật”, và người pha cà phê Espresso có thể lấy đây làm một cơ hội để thể hiện đầy đủ tài nghệ pha cà phê của mình.
Máy pha cà phê espresso là tác phẩm nghệ thuật thực sự do người Italy sáng tạo ra. Cà phê được pha ở áp suất rất cao. Một cái bơm, bơm nước qua một ống xoắn bằng đồng. Nước được đun nóng nhanh trong hệ thống ống đồng đó lên đến nhiệt độ gần 100°C (không dưới 90°C).
Áp lực đẩy nước qua bột cà phê được nén chặt trong một cái lọc. Nước chảy nhanh qua bột cà phê, qua một cái lọc kim loại thẳng vào cốc chỉ trong vài chục giây. Kết quả là một ly cà phê nóng, đặc và đẫm đầy hương thơm, tuy thế mà vẫn không đắng mà êm và xốp nhẹ như kem.
Khá cồng kềnh, máy pha cà phê nhỏ giọt Kyoto trông giống như một dụng cụ thủy tinh từ phòng thí nghiệm hóa học. Để có được hoàn toàn tinh chất của một máy pha cà kiểu Kyoto phải mất khoảng 16 giờ đồng hồ.
Cách pha cà phê này đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và cũng bắt đầu xuất hiện ở Mỹ. Hương vị của cà phê được cất theo cách này đặc biệt thơm ngon, tinh túy. Cà phê mịn, tươi và vị đậm sâu như vừa được hái từ trên cây xuống.
Cà phê pha kiểu này được yêu thích ở Norway và các nước trên bán đảo Scandinavia. Cũng tương tự như cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, người ta luộc bột cà phê trong 10 phút.
Chỉ khác là người ta sử dụng bột cà phê xay thô và hạt cà phê chỉ được rang sơ, không kỹ. Khoảng 2 thìa cho 1 ly cà phê. Người uống cũng phải ngồi đợi đến khi bột cà phê lắng xuống mới uống được.
Còn được gọi là cà phê Thụy Điển hoặc Na Uy. Cách pha cafe trứng được tiến hành bằng cách xay cà phê sau đó trộn với trứng gà và một chút nước để tạo nên một hỗn hợp sệt, rồi chế thêm nước nóng, sau đó cho vào một bộ lọc để cho ra thứ cà phê có màu hổ phách tuyệt đẹp.
Cà phê trứng giữ hương vị đặc trưng của cà phê vì không cho thêm sữa hoặc đường mà khi uống lại có vị ngậy của trứng khiến cho tách cà phê dễ uống và hấp dẫn hơn.
Cách pha cà phê này cũng đã lan tràn đến Việt Nam từ rất lâu và được các bạn trẻ rất ưa thích.
01:00, 15/07/2017
09:30, 13/07/2017
08:00, 12/07/2017
07:00, 12/07/2017